12.2.1968 - Ký Ức Kinh Hoàng Về Cuộc Thảm Sát Phong Nhất, Phong Nhị - Koh Kyoung Tae

204.800₫ 256.000₫
Trạng thái: Còn hàng

Tác giả: Koh Kyoung Tae

Dịch giả: Nguyễn Ngọc Tuyền

Hình thức: Bìa mềm, 14 x 20.5 cm, 423 trang

Nhà Xuất Bản: Nhà Xuất Bản Đà Nẵng, 2022

12.2.1968 - Ký Ức Kinh Hoàng Về Cuộc Thảm Sát Phong Nhất, Phong Nhị - Koh Kyoung Tae

Trận thảm sát Phong Nhất - Phong Nhị (Điện Bàn - Quảng Nam) ngày 12.2.1968 đã gợi lại trong cuốn sách dày công và đầy trách nhiệm của nhà báo Hàn Quốc Koh Kyoung Tae thực sự gây bất ngờ và bàng hoàng!

Từ góc nhìn của những người lính Hàn Quốc tham chiến và nạn nhân chứng kiến vụ thảm sát, vết thương Phong Nhất, Phong Nhị không chỉ thuộc về những thường dân Việt Nam vô tội mà còn khắc sâu vào lương tâm những cựu binh Hàn Quốc đã bị kéo vào một chiến dịch mù quáng và tàn bạo.

Sách "12.2.1968 - Ký Ức Kinh Hoàng Về Cuộc Thảm Sát Phong Nhất, Phong Nhị" của tác giả Koh Kyoung Tae

CUỐN SÁCH NHƯ MỘT BỘ PHIM TÀI LIỆU CHIẾN TRANH MỚI MẺ, RUNG ĐỘNG VÀ GÂY ẤN TƯỢNG MẠNH.

"Đặc điểm nổi bật nhất của cuốn sách này chính là ở câu chuyện của những con người can dự đến cuộc chiến tranh Việt Nam (...). Đó là người em phải sống một đời khốn khổ vì biến cố xảy đến với người anh bị phái binh sang chiến trường Việt Nam, là viên cán bộ Ty Hiến binh Thủy quân lục chiến chịu trách nhiệm điều tra vụ thảm sát thường dân, là Chủ tịch Quốc hội Hạ nghị viện Việt Nam Cộng hòa, người nhận thư thỉnh cầu đòi bồi thường đối với vụ thảm sát, là vị giáo sư trường đại học ở Nhật Bản tổ chức làm hộ chiếu giả để giúp những người lính Mỹ đào ngũ vì không muốn sang chiến tuyến Việt Nam. Và cũng ở đó có rất nhiều những con người nhào nặn, bóp méo, che giấu lịch sử." - Park Tae Gyun (Giáo sư Khoa Cao học Quốc tế, Đại học Quốc gia Seoul)

"Tùy theo phạm trù chính trị mà cá nhân một con người vừa có thể trở thành tội phạm hiếp dâm, vừa có thể là dũng sĩ tham chiến. Tội phạm hiếp dâm thì vô liêm sỉ, còn dũng sĩ tham chiến thì vĩ đại hay sao? Ở lập trường của người bị hại là nữ giới thì không có gì khác biệt giữa hai tồn tại đó (...). Đây không phải là một cuốn sách nhằm kêu gọi ở những nạn nhân đã thiệt mạng một cách bất khả kháng sự xá tội và dung thứ từ khía cạnh nhân đạo. Tranh luận cần được bắt đầu từ bên đối lập. Tuy không tin rằng lịch sử là một sự phát triển đi lên, nhưng sự tồn tại của những cuốn sách như thế này đem lại niềm an ủi về một sự tiến lên của lịch sừ." - Jeong Hui Jin (Nhà nghiên cứu về Phụ nữ học, Hòa bình học)

zalo