25 Nhân Vật Lịch Sử Nhật Bản - Nguyễn Quốc Vương

48.000₫ 60.000₫
Trạng thái: Còn hàng

Tác giả: Nguyễn Quốc Vương

Hình thức: bìa mềm, 13.5x20.5cm, 156 trang

Nhà Xuất Bản: NXB Phụ Nữ, 2022

25 Nhân Vật Lịch Sử Nhật Bản - Nguyễn Quốc Vương

Lịch sử của cả quốc gia lẫn cá nhân đều không tồn tại chữ “nếu”!

Tuy nhiên, việc suy ngẫm về từng thời điểm nào đó và đặt ra những giả thuyết “nếu…thì…” thật thú vị!

Ở trường học sinh sợ học môn lịch sử một phần là vì khi học các em có rất ít cơ hội, không gian và điều kiện đảm bảo để có thể tưởng tượng “nếu…thì…” hoặc suy ngẫm về các biến cố của quốc gia hoặc cuộc đời của các cá nhân ở nhiều góc độ khác nhau.

Lịch sử vì thế trở thành một thứ “lịch sử vô nhân xưng”, dễ rơi vào chung chung và trừu tượng. Để bù đắp nhược điểm cố hữu đó của môn lịch sử trong trường học (không chỉ là ở Việt Nam), học sinh cần đọc các sách về lịch sử ở bên ngoài.

Khi đến Nhật Bản du học tôi rất thích tìm hiểu về các nhân vật lịch sử Nhật Bản cũng vì lẽ đó. Đọc xong, tôi thường ghi chép tóm tắt lại rồi tìm cách đi tới những nơi mà nhân vật lịch sử đó đã sinh ra, lớn lên, hoạt động và qua đời. Mỗi trang sách, mỗi chuyến đi đó trên đất nhật đều làm cho tôi có những trải nghiệm thú vị và làm cho tôi phải suy ngẫm nhiều điều.

Cuốn sách nhỏ này ra đời từ những ghi chép vụn vặt và các chuyến đi đó. Nó không phải công trình nghiên cứu nên sẽ không có phát hiện gì mới về tư liệu hay đặc sắc gì trong kiến giải hoặc phương pháp. Tôi khi đó còn rất trẻ, chỉ đơn giản là kể lại những gì đã đọc được về nhân vật lịch sử mình yêu thích và thi thoảng xen vào đó những cảm nhận cá nhân của mình.

Con số 25 trong tên sách vì vậy còn có hàm nghĩa chỉ số tuổi của tôi khi đặt chân lên Nhật Bản. Tôi muốn ghi lại dấu ấn đó như một kỉ niệm riêng, sâu sắc trong cuộc đời.

Cho dù ban đầu tôi viết về 25 nhân vật lịch sử này không phải để xuất bản, tôi vẫn hi vọng cuốn sách được chính thức khai sinh sau hơn 10 năm ngủ yên trong máy tính này có thể giúp bạn đọc, đặc biệt là các em học sinh một thoáng hình dung về những con người cụ thể đã làm nên lịch sử Nhật Bản, từ đó cảm nhận được sự thú vị, hữu ích của việc học tập lịch sử ở nghĩa rộng nhất thông qua đọc sách, tham quan thực tế và suy ngẫm.


      Nguyễn Quốc Vương

Trích Lời nói đầu “25 nhân vật lịch sử Nhật Bản”

25 nhân vật lịch sử Nhật Bản, gồm 25 bài viết về các nhân vật làm nên lịch sử Nhật Bản từ cổ chí kim trên nhiều các lĩnh vực khác nhau: chính trị, khoa học, nghệ thuật, giáo dục... Những nhân vật được tác giả tuyển chọn dù là thiên tài quân sự, chính trị gia xuất sắc hay bậc thầy trà đạo hoặc người họa sĩ cô đơn đều là những nhân vật trở thành biểu tượng của Nhật Bản.

Cuốn sách phù hợp với đối tượng độc giả quan tâm tới Nhật Bản và văn hóa Nhật Bản, bặc biệt phù hợp với học sinh yêu thích lịch sử nói chung và lịch sử Nhật Bản nói riêng.

Nhà xuất bản Phụ Nữ Việt Nam xin trân trọng giới thiệu.

MỤC LỤC

Himiko (khoảng thế kỉ III): Nữ hoàng bí ẩn của vương quốc Yamatai

Thái tử Shotoku (574-662): Nhà chính trị tài năng

Nhà sư Gyoki (668-749): Người có công đúc tượng Phật khổng lồ

Abeno Nakamaro (698-770): Lưu học sinh 35 năm  không trở về Nhật Bản

 Kukai (774-835): Nhà sư sáng lập môn phái Chân Ngôn

Abeno Nakamaro (698-770): Lưu học sinh 35 năm  không trở về Nhật Bản

Kukai (774-835): Nhà sư sáng lập môn phái Chân Ngôn

Ashikaga Yoshimitsu (1358-1408): Tướng quân thống nhất Nam-Bắc triều

Senno Rikyu (1522-1591): Bậc thầy trà đạo

Oda Nobunaga (1534-1582): Thiên tài quân sự thời Chiến Quốc

Tokugawa Ieyasu (1543-1616 ): Người mở Mạc phủ Edo

Ninomya Kinjiro (1787-1856): Biểu tượng siêng năng của người Nhật Bản

Ando Hiroshige (1797-1858): Người họa sĩ cô đơn.

Koan(1810-1863): Nhà y học theo trường phái Hà Lan

Iwakura Tomomi (1825-1883): Chính trị gia xuất sắc thời Minh Trị

Saigo Takamori (1827-1877):  Anh hùng trong cuộc Minh Trị duy tân

John Manjiro (1827-1898): Người bắc cây cầu giao lưu Nhật-Mĩ.

Yoshida Shoin (1830-1859): Người thầy mang chí lớn

Fukuzawa Yukichi (1835-1901): “Voltaire” của Nhật Bản

Itagaki Taisuke (1837-1919): Người khởi xướng phong trào Tự do dân quyền.

Mori Arinori (1847-1889): Bộ trưởng giáo dục đầu tiên trong Chính quyền Minh Trị.

Tsuda Umeko (1864-1929): Nhà giáo dục quan tâm tới phụ nữ

Yosano Akiko (1878-1942):  Nữ thi sĩ  của tình yêu và lòng dũng cảm

Taki Rentaro (1879-1903): Ngôi sao băng trên bầu trời âm nhạc

Ichikawa Fusae (1893-1981): Người suốt đời đấu tranh vì quyền lợi của phụ nữ

zalo