AI Chuyện Chưa Kể - Tomoe Ishizumi

87.200₫ 109.900₫
Trạng thái: Còn hàng

Tác giả: Tomoe Ishizumi

Dịch giả: Hằng Hache

Hình thức: Bìa mềm, 13 x 20.5 cm, 268 trang

Nhà Xuất Bản: NXB Công Thương, 2022

AI Chuyện Chưa Kể - Tomoe Ishizumi

“Tôi không thể tưởng tượng AI có thể được sử dụng như thế nào trong công việc kinh doanh của chúng tôi”, một người quản lý cho hay.

“Tôi muốn biết công việc và sự nghiệp của mình sẽ thay đổi như thế nào nếu ứng dụng AI”, một doanh nhân bày tỏ.

Cuốn sách AI Chuyện chưa kể của tác giả Tomoe Ishizumi sẽ giải thích hoạt động kinh doanh AI theo cách diễn đạt dễ hiểu nhất có thể và cố gắng không sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành, đây là cuốn sách dành cho những người không phải là chuyên gia về công nghệ AI đang có băn khoăn, lo lắng, nghi ngờ về lĩnh vực này.

Nó cũng sẽ giúp ích cho sinh viên, doanh nhân, nhà quản lý, những người muốn biết công việc của họ sẽ liên quan như thế nào đến AI trong tương lai. Đối với các chuyên gia và kỹ sư chuyên môn, tôi hy vọng thông qua cuốn sách này, các bạn có thể biết được rằng khách hàng của các bạn, những doanh nghiệp không chuyên về AI khó có thể lý giải được vấn đề gì hay có thể dễ dàng nắm bắt được vấn đề dưới góc độ như thế nào.

Mục lục "AI Chuyện Chưa Kể"

  • Lời mở đầu

  • 1. Điều này thật lạ lùng! Ngành AI của Nhật Bản

    • Nhầm lẫn AI là robot

    • Quan niệm sai lầm: “Ai không liên quan gì đến tôi”

  • 2. Chúng ta hãy cùng xem kinh doanh AI tiên tiến nhất

    • Sử dụng AI trong bối cảnh nào?

    • Kế hoạch hợp tác giữa AI và con người

    • AI – Làn gió mới thay đổi mô hình kinh doanh

    • Hình thành ý tưởng Go to Market

  • 3. Doanh nghiệp cần làm gì nếu muốn ứng dụng AI

    • Không phải cứ thu thập dữ liệu lớn (Big Data) là có thể ứng dụng được AI

    • Thách thức ở đây là gì? Dữ liệu đã sẵn sàng

    • Không biết rõ vấn đề cần giải quyết là gì?

    • Áp dụng AI không phải là mục tiêu cuối cùng Quy trình triển khai AI

  • 4. Vấn đề của kinh doanh AI

    • Phán đoán của AI có trung lập không?

    • Quyển riêng tư của bạn được bảo vệ như thế nào?

    • AI và bản quyền

  • 5. Nguồn nhân lực AI với Nhật Bản trong tương lai

    • Nguồn nhân lực cần thiết cho kinh doanh AI

    • Nguồn nhân lực AI sẽ ngày càng tăng cao trong tương lai

    • Cạnh tranh nguồn nhân lực AI, lựa chọn nào cho các công ty Nhật Bản

  • 6. Cách chúng ta làm việc trong thời đại AI

    • AI không cưới đi việc làm của chúng ta

    • Công việc tăng lên trong thời đại AI

    • AI có thể tồn tại và không thể tồn tại trong thời đại AI

    • Chúng ta nên học gì từ bây giờ Lời kết

Trích đoạn sách "AI Chuyện Chưa Kể"

Những độc giả đã chọn mua cuốn sách này sẽ tưởng tượng ra sao khi nghe đến “ngành AI”?

“Người máy sẽ làm công việc văn phòng thay cho con người?” Tôi sẽ bị AI cướp mất công việc?” “Công việc hiện tại của tôi có thể thay đổi đáng kể nhờ vào AI, nhưng thành thật mà nói, tôi thực sự không thể tưởng tượng được điều đó...” Ở Nhật Bản, tin tức về AI được đưa lên thời sự hầu như mỗi ngày. Mặc dù vậy, có rất ít trường hợp có thể giải thích một cách hợp lý về tình hình thực tế công việc và cuộc sống của chúng ta sẽ thay đổi như thế nào nếu sử dụng AI.

Trong khi đó, ở nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, thay vì suy nghĩ “AI cướp công việc của con người”, họ mang quan điểm “con người sẽ không cần làm những công việc mà có thể giao phó cho AI” và “con người có thể thử thách những công việc sáng tạo hơn”. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay ở Nhật Bản, những tưởng như vậy không thường được nhắc đến, gây nên những lo lắng mơ hồ về AI như “AI là thứ mà tôi không hiểu”“AI là công nghệ có thể cướp mất công việc của con người”.

So với Hoa Kỳ, quốc gia đã và đang chuẩn bị nhiều chương trình khác nhau để phát triển nguồn lực AI ngay từ giai đoạn ban đầu, hiển nhiên Nhật Bản chúng ta vẫn còn cách họ một khoảng. Ngược lại, cũng có nhiều người kỳ vọng thái quá rằng “AI là chìa khóa vạn năng”. Ví dụ, khi tôi làm việc với một chuyên gia tài chính, anh ta đã yêu cầu tôi tạo ra một công cụ đề xuất các sản phẩm tài chính được xem như “Thần AI” có thể vượt qua khả năng của con người. Khi ấy, tôi cảm thấy có gì không đúng khi AI và Thần lại cùng được nhắc đến ở đây.

Dẫu không đến mức coi “AI = Thần”, không ít người vẫn cho rằng “đó sẽ là một thế giới mà AI có thể làm bất cứ điều gì”. Cách đây không lâu, tôi trở lại Nhật Bản và nói chuyện với mấy cô bạn mình. Khi tôi kể rằng mình đang làm trong lĩnh vực AI có trụ sở tại Thung lũng Silicon thì tất cả họ đều nói: “Tôi có rất nhiều thứ muốn được AI giải quyết!”.Và khi tôi hỏi họ muốn giải quyết việc gì, một người nói: “Tôi không thích xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung. Không phải đã đến lúc để AI làm cho ư?”. Và mọi người xung quanh tôi cũng xôn xao lên nói: “Tôi hiểu điều đó!”. Đến đây, tôi nhận thức sâu sắc được rằng mọi người quan niệm “AI là một thiết bị vạn năng có thể làm bất cứ điều gì”.

Tất nhiên, kỹ thuật AI vẫn đang được sử dụng trong lĩnh vực y tế. Việc phân tích h.nh ảnh CT hay MRI và so sánh với hình ảnh b.nh thường để tìm ra sự khác biệt (hay nói cách khác là phát hiện bệnh) là một điểm mạnh của máy học. Tuy nhiên, khi tầm soát ung thư cổ tử cung, người bệnh cần phải được can thiệp vật lý để lấy ra được tế bào cổ tử cung. Công đoạn này buộc phải có tiếp xúc trực tiếp với cơ thể người và ngay cả trong tương lai cũng không thể giao lại hết cho AI được. Nhiều người bình thường đã có những hiểu nhầm khác nhau như vậy về AI, vậy đối với cộng đồng kỹ sư thì sao?

Khi tôi nói chuyện với các nhà khoa học dữ liệu và kỹ sư mà tôi tiếp xúc hằng ngày về những điều trên, tôi nhận được câu trả lời như: “Cái g.? Có những người nghĩ như vậy luôn à?”. Trên phương diện kỹ sư, họ rơi vào tình trạng không biết được mọi người có thể hiểu được đến đâu về AI.

Tomoe Ishizumi

zalo