Bọn hắn có bốn mạng (tính cả con chó), và bọn hắn tiến hành chuyến du hành sông Thames để đời này với một lý do chính đáng không để đâu cho hết: để thư giãn. Quả thật, nếu không tính đến sự cứng đầu cứng cổ của mớ hành lý, sự vô ơn của con thuyền, sự quỷ quyệt của cái ấm trà, sự om sòm của bầy thiên nga (v.v. và v.v.) thì ái chà, bọn hắn quả đã được thư giãn thật. Thêm vào đó, bọn hắn còn được biết thế nào là một chuyến du hành đích thực…
Nhờ đó, độc giả có thể ngấu nghiến từng câu từng chữ những câu chuyện ly kỳ hấp dẫn mà gã J. ấy đã vui lòng kể lại, có thể xuýt xoa trước tầng tầng lớp lớp kiến thức văn hóa, lịch sử, địa lý trong tác phẩm, có thể tấm tắc trước văn phong, có thể cười lăn trước những chi tiết khôn lường, có thể vỗ đùi đánh đét mà ngưỡng mộ văn tài của tác giả. Và, xin nhắc độc giả rằng, đây không phải một câu chuyện, đây là bản tường thuật chân thực không thể bỏ lỡ về một chuyến du hành sông nước “độc nhất vô nhị”…
Sơ lược về tác phẩm Ba Gã Cùng Thuyền - Chưa Kể Con Chó
1 trong 100 tác phẩm xuất sắc nhất mọi thời đại do NXB Penguin tổ chức bình chọn
1 trong 10 tác phẩm hài hước nhất trong lịch sử theo AbeBooks.
Thông tin tác giả
Jerome K. Jerome
Sinh năm 1859 ở Walsall, Staffordshire, là con trai của một chủ tiệm kim khí không mấy thành đạt. Ông lớn lên ở Luân Đôn và theo học trường Trung học Marelybone. Năm 14 tuổi, ông làm nhân viên nhà ga xe lửa, sau đó làm giáo viên, diễn viên và nhà báo. Jerome đã có hai bài xã luận mang đậm tính hài hước trước khi cuốn Ba gã cùng thuyền của ông được xuất bản năm 1889. Tác phẩm này đã được độc giả đón nhận hết sức nồng nhiệt và là bước đệm để ông cùng một số người khác sáng lập ra The Idler – tạp chí hài hước với nhiều bài viết của Bret Hart, Mark Twain, W.W. Jacobs, … Năm 1990, Jerome xuất bản cuốn Three man in a bummel (Tạm dịch: Ba gã dạo chơi), kể tiếp về chuyến đi bộ của ba nhân vật chính đến nước Đức. Ngoài ra, ông cũng viết một số vở kịch có phong cách gần giống với phong cách của bạn mình - nhà văn J.M.Barrie, nổi tiếng nhất trong số đó là The passing of the third floor back (Tạm dịch: Vị khách trọ phía sau tầng ba) - một câu chuyện luân lý với bối cảnh