“Đầy hấp dẫn... Xuất sắc... Đây là Puzo ở đỉnh cao phong độ... Một thế giới sôi nổi của bài bạc và của những tên điếm thần sầu, cả đàn ông lẫn phụ nữ, thú vị không kém gì Bố già, và khủng khiếp cũng không kém.”(Theo: Publishers Weekly)
Đây là ấn phẩm mới thứ 3 trong số các tác phẩm của Mario Puzo mà Đông A sẽ giới thiệu đến bạn đọc trong thời gian tới, cùng với Đất tiền đất bạc (The Fortunate Pilgrim) và Đấu trường u ám (The Dark Arena).
Nhận xét về tác phẩm:
“Không kiêng dè, dữ dội mà thú vị... Puzo đã mang độc giả vào sòng bài, thậm chí là vào sau hậu trường, vào trong hộp bài và bàn thu ngân, tiến vào cuộc đời của những kẻ thua bạc.”
- Abilene Reporter News
“Đầy hấp dẫn... Xuất sắc... Đây là Puzo ở đỉnh cao phong độ... Một thế giới sôi nổi của bài bạc và của những tên điếm thần sầu, cả đàn ông lẫn phụ nữ, thú vị không kém gì Bố già, và khủng khiếp cũng không kém.”
- Publishers Weekly
“Tiền tài và danh vọng, lừa bịp và dối gian và lợi dụng, yêu đương và mua bán xác thân, cảnh này nối đuôi cảnh lộn xộn khác, tất cả đều được viết với sức sống không bao giờ lụi tàn... Chỉ những độc giả thờ ơ mới có thể không thiết ngấu nghiến tất cả những thứ này.”
“Nếu người đọc Bố già thấy hào hứng ở những cảnh bắn giết máu óc tùm lum ở mỗi trang sách, mới đi sâu vào hai xã hội bí mật nhất và bẩn nhất Mỹ quốc là Mafia và Hollywood thì đọc Đất tiền đất bạc sẽ ngạc nhiên vì cùng một tác giả Mario Puzo mà không thấy súng nổ loạn, chỉ thấy cám cảnh vì con người tranh ăn để sống! Cho tới bây giờ ông mới viết có hai truyện The Godfather và The Fortunate Pilgrim mà như tên gọi, con người đói quá bèn rủ nhau đổ xô sang Mỹ ‘hành hương’. Họ đâu cần tìm đạo, tìm triết lý mà chỉ đi... tìm tiền! Đúng hơn là đi kiếm miếng sống, cho khỏi đói. Nhưng không chết đói là may... họ lại đòi no nữa. Họ lại muốn làm giàu, thật nhiều thật lẹ... dù đồng tiền có bẩn và nếu cần còn phải triệt hạ đồng loại, nhiều khi còn đồng bào!
Vì vậy phải hiểu là Đất tiền đất bạc đã được viết trước để làm bối cảnh xã hội cho Bố già. Phải đọc kỹ Đất tiền đất bạc thì may ra mới hiểu ở Bố già những động cơ nào đã đưa đến sự lũng đoạn của phe nhóm Bàn tay đen, dễ dàng và bất nhân như vậy.”
Nhận xét về tác phẩm:
“Đất tiền đất bạc là cuốn sách hay nhất và văn học nhất của tôi.”
- Mario Puzo
“Một tác phẩm kinh điển, có thể đưa Puzo đi đúng hướng, trở thành Bernard Malamud hoặc Henry Roth của Ý.”
- The New York Times
“Đất tiền đất bạc là nơi sinh thực sự của Bố già.”
“Cuốn sách kinh điển khiến bạn đọc không dừng được... Tổng thống K thứ tư có tất cả những gì bạn tìm kiếm ở một tác phẩm giật gân.” (Theo The Washington Post).
Vậy là bạn đã biết 4 tác phẩm của Mario Puzo mà Đông A sẽ ấn hành trong thời gian tới: Đất tiền đất bạc (The Fortunate Pilgrim), Đấu trường u ám (The Dark Arena), Dại thì chết (Fools Die) và Tổng thống K thứ tư (The Fourth K).
Hy vọng bộ tứ này, cùng với 5 cuốn đã xuất bản, sẽ thỏa mãn các fan hâm mộ của "bố già" Mario Puzo.
Tiểu thuyết chính trị giả tưởng Tổng thống K. thứ tư đưa một người con đầy tài năng nữa trong gia tộc Kennedy - Francis Xavier Kennedy - lên làm tổng thống Hoa Kỳ trong một thời đại đầy nhiễu nhương, khi lòng tin của thế giới đối với vị thế siêu cường đang mờ nhạt dần, và những âm mưu hãm hại Hoa Kỳ đang ngày càng trở nên táo tợn. Câu chuyện mở đầu bằng hai bi kịch kinh hoàng: vụ ám sát Giáo hoàng, và song song với nó là vụ bắt cóc con tin trên một chuyến bay chở người con gái duy nhất của tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm.
Tác giả đã đưa bạn đọc hết từ âm mưu này đến âm mưu khác, cả từ phe khủng bố lẫn chính những vị đức cao vọng trọng trong chính quyền được coi là quyền lực nhất thế giới, và cả những nhà tài phiệt đứng đằng sau nó. Đứng giữa những lựa chọn khó khăn, Francis Xavier Kennedy đã đưa ra một quyết định cực đoan mà không ai – kể cả những người thân cận nhất với ông – có thể ngờ tới.
Walter Mosca, nhân vật chính của câu chuyện, là một cựu quân lục binh chỉ hơn hai mươi tuổi, trở về quê nhà ở Mỹ sau thời gian chiến đấu ở mặt trận Đức. Nhưng chính cái nền hòa bình mà anh ra đi chiến đấu để giành lấy ấy lại khuấy đảo tâm hồn đã chai sạn của người lính trẻ, thò cái vuốt sắc của mình vào nơi sâu thẳm nhất trong anh, sục sạo và phơi bày những cảm xúc nghiệt ngã. Không thể trốn tránh, Mosca lên tàu trở lại Đức, không chỉ để tìm kiếm những mảnh linh hồn vỡ nát của mình, mà còn để tìm người phụ nữ Đức anh đã gặp và đã yêu trong khi anh là ‘kẻ chinh phạt’, còn cô là ‘kẻ bị chinh phạt’. Cuộc đoàn tụ êm ả không diễn ra dài lâu, khi những bất ổn chính trị ở vùng đất hoang tàn này kéo họ vào vòng xoáy của thù hận, tiền bạc, quyền lực.
Tác phẩm này có các yếu tố của một tiểu thuyết đầu tay thành công: một cựu binh Mỹ từng tham gia các chiến dịch ở Đức tình nguyện đến làm việc cho phòng nhân viên dân sự ở Đức; một thị trấn ở miền Bắc nước Đức nơi cư dân phải gánh chịu nỗi đau chiến tranh, nơi chợ đen hết sức phát đạt, và nơi thế giới ngầm thật sự là những căn hầm nằm dưới đống đổ nát, dưới những xác chết bị chôn vùi.
- The New York Times
Nhận xét về tác phẩm:
“Một trong những tác phẩm hay nhất về giai đoạn Mỹ tiến vào nước Đức.”
- The Nation
“Cuốn sách cho thấy Puzo là một nhà văn đầy quyền năng... Nhân vật dữ dằn, cộc cằn, cứng rắn không chinh phục người đọc bằng cơ bắp, mà là bằng nhân tính và sự mềm yếu trong bi kịch của mình.”
- New York Herald Tribune
“Bức tranh về lực lượng chiếm đóng, quân đội và các nhân viên dân sự trong Đấu trường u ám dường như cho thấy tất cả đều bị vấy bẩn bởi tư lợi, sự tàn ác, dã man, thờ ơ trước nỗi đau của người khác, tệ nạn của những kẻ chinh phục, sự tham lam của những kẻ thua trận, và tính tàn bạo của những người mà nỗi đau đã hằn thành sẹo.”
- Kirkus Reviews
Giới thiệu tác giả:
Mario Puzo (1920 - 1999) là nhà văn, nhà biên kịch người Mỹ. Ông sinh ra trong một gia đình nhập cư nghèo gốc Napoli, sống tại New York. Khi Thế chiến II bùng nổ, ở tuổi đôi mươi, Puzo nhiệt thành đăng lính. Chiến tranh kết thúc, Puzo trở về lập gia đình và tiếp tục con đường học vấn. Năm 1950, ông ra mắt truyện ngắn đầu tay The Last Christmas. Năm năm sau, ông xuất bản cuốn sách đầu tiên, The Dark Arena, trong lúc đang đảm nhiệm vị trí biên tập viên cho nhà xuất bản Martin Goodman. Thời gian này, ông còn tham gia viết bài cho một số tạp chí dành cho đàn ông như Male, True Action và Swank. Năm 1965, ông xuất bản The Fortunate Pilgrim. Năm 1969, tiểu thuyết The Godfather, tác phẩm nổi tiếng nhất của Puzo, ra đời và gây tiếng vang lớn trên văn đàn thế giới, nhanh chóng được chuyển thể thành phim. Mario Puzo tiếp tục phát triển sự nghiệp văn chương và xuất bản nhiều tiểu thuyết ăn khách như Fools Die (1978), The Sicilian (1984), The Fourth K (1990), The Last Don (1996). Năm 1999, ông đột ngột qua đời sau một cơn trụy tim. Hai bản thảo cuối cùng của Puzo được xuất bản sau khi ông mất là Omertà (2000) và The Family (2001).