Bộ sách Tết “VÀNG SON TẾT ĐẾ VƯƠNG” bản giới hạn S100 được phát hành duy nhất 100 bản. Quy cách đóng gói bộ sách Tết như sau:
Hộp đựng kích thước 28x28 cm, được làm từ giấy Mỹ thuật nhập khẩu cao cấp, màu vàng sang trọng, với ý nghĩa như hộp quà Tết của hoàng tộc.
Mặt hộp ép nhũ hình ảnh “Long - Phụng sum vầy” cùng với họa tiết hoa đào, hoa mai với ý nghĩa may mắn, hạnh phúc, bình an nhân dịp đầu xuân năm mới. Chính giữa là tấm đồng ăn mòn khắc tên “Vàng Son Tết Đế Vương” được phủ bóng 2k.
Bộ sách Tết gồm 2 cuốn: Tết Hoàng cung và Thơ vua và Suy ngẫm của tác giả Nguyễn Phước Hải Trung. Với chủ đề “VÀNG SON TẾT ĐẾ VƯƠNG”, bộ sách sẽ giới thiệu đến bạn đọc một màu sắc hoàn toàn mới lạ của Tết hoàng cung triều Nguyễn. (Thông tin chi tiết về bộ sách Tết mời quý độc giả tham khảo phía dưới)
Bộ trò chơi dân gian với tên gọi “CỜ ĐĂNG KHOA” gồm: 1 bàn trò chơi, 4 quân cờ hình chú bé học trò được thiết kế độc đáo, 1 quân xúc xắc. Bộ trò chơi sẽ tái hiện lại một nét đẹp của dân gian Việt Nam.
Tấm Hổ phù được làm bằng Sơn khắc rất độc đáo từ nghệ nhân kinh thành Huế, có ý nghĩa:
Chiêu cầu bình an, mang đến may mắn cho gia chủ
Trừ tà, hóa sát, thúc đẩy công việc thuận lợi
Hổ phù trong văn hóa Việt Nam còn là biểu tượng của sự no đủ, vững bền
Bao lì xì và thiệp chúc mừng Tết với thiết kế độc quyền “Ngũ Phúc Lâm Môn”.
Túi đựng
-------
Bộ sách Tết gồm 2 cuốn: Tết Hoàng cung và Thơ vua và Suy ngẫm
1.Tết Hoàng cung
Nội dung
Tết hoàng cung là tuyển tập những khám phá, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Phước Hải Trung về không gian Tết chốn cung đình nhà Nguyễn. Cuốn sách được sắp xếp theo bốn chuyên mục: “Tết Hoàng cung Huế”, “Năm Dần nói chuyện với hổ trong văn hóa cung đình”, “Tết & mùa xuân trong thơ vua” và “Bảo vật của tinh thần dân tộc”. Mỗi chuyên mục trong sách lại tái hiện cho chúng ta một phần của không khí Tết chốn cung đình khi xưa.
Mời bạn bước vào chuyên mục “Tết Hoàng cung Huế” với những thông tin thú vị và bổ ích về các lễ nghi, truyền thống hoàng cung của triều đại gần với chúng ta nhất – nhà Nguyễn. Những nghi thức như Lễ Ban sóc, Lễ Tiến xuân ngưu, Lễ Tế Giao, trồng cây Nêu… sẽ được tái hiện một cách chi li qua ngòi bút của tác giả, giúp chúng ta hình dung một cách đầy đủ nhất về không khí ngày Tết nơi cung đình.
“Năm Dần nói chuyện với hổ trong văn hóa cung đình” sẽ mang đến cho bạn một góc nhìn sâu sắc về thế giới tinh thần của các vị vua chúa, của những bậc quyền quý chốn hoàng cung mỗi dịp Tết đến xuân về. Hình tượng con hổ trong văn hóa cung đình thế nào? Năm Dần đối với hoàng tộc triều Nguyễn mang ý nghĩa ra sao?... Tất cả những câu hỏi ấy sẽ được giải đáp trong chuyên mục thú vị này.
Nếu yêu thi ca, hãy đến với “Tết & mùa xuân trong thơ vua” để thưởng thức những bài thơ Tết được sáng tác trong và xoay quanh nơi cung đình nhộn nhịp như bài thơ Tết của vua Thiệu Trị, hay được mở mang thêm kiến thức về ẩm thực Tết thời Nguyễn với sách thơ “Thực phổ bách biên”…
Và trong chuyên mục cuối cùng, “Bảo vật của tinh thần dân tộc”, bạn sẽ có dịp cùng tác giả điểm qua những hiện vật mang tính biểu tượng của cung đình nhà Nguyễn, những hiện vật biểu trưng cho một thời đại huy hoàng đã đi qua trong dòng chảy của lịch sử.
Có thể nói, với gần 200 trang sách được bố cục gọn gàng, thanh thoát kèm nhiều tranh, ảnh màu chụp nguyên bản các bài thơ, hiện vật, công trình kiến trúc liên quan… “Tết Hoàng cung” là xứng đáng là một giai phẩm đậm chất xuân để bạn đọc có thể thưởng thức một không khí xuân mới lạ và có phần hoài cổ. Cuốn sách này không chỉ dành cho các bạn trẻ có niềm đam mê văn hoá dân tộc cũng như những người nghiên cứu chuyên sâu, nó cũng rất phù hợp với bất kì độc giả muốn tìm hiểu thêm về những nét đẹp thủa xưa của dân tộc.
Thông tin sách
Tên sách: Tết Hoàng cung
Tác giả: Nguyễn Phước Hải Trung
Thể loại: Sách khảo cứu Khổ sách: 16 x 24 cm
Số trang: 188 trang Bìa cứng có bìa áo ngoài, ép nhũ tên sách
Ruột giấy Mỹ thuật HC nhập khẩu Hàn Quốc
Triện tủ sách Văn sử tinh hoa
Triện chữ ký tác giả
Đánh số từ 001 đến 100
Đơn vị liên kết xuất bản: Tri Thức Trẻ Books & NXB Văn học
2. Thơ vua và suy ngẫm
Nội dung:
Trong lịch sử văn chương thời Nguyễn, các vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức đều là những tác giả lớn với rất nhiều trước tác. Theo thống kê của Viện Hán Nôm, trong 63 năm (từ 1820 đến 1883), các hoàng đế Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức đã “ngự chế” 15.097 bài thơ văn dài ngắn khác nhau, được chép trong 25 tên sách, đóng thành 82 tập với 25.196 trang chữ Hán Nôm. Trong đó, tổng số lượng thơ của ba vị vua này thống kê được đã lên đến khoảng 12.000 bài (vua Minh Mạng có khoảng 4.200 bài thơ, vua Thiệu Trị có khoảng 3.200 bài, vua Tự Đức có khoảng 4.600 bài). Đó là một số lượng trước tác cực kỳ lớn, thực sự đã tạo nên một kỷ lục thi ca trong lịch sử văn chương của Việt Nam.
Tác phẩm “Thơ vua & suy ngẫm” dày gần 300 trang, gồm có 23 bài khảo luận về thơ các vị vua triều Nguyễn, tuy dài ngắn khác nhau, nhưng đều toát lên tinh thần nghiên cứu công phu qua từng luận điểm, luận cứ và luận chứng với phương pháp tiếp cận được tuân thủ nhất quán là phương pháp phê bình văn bản học. Đi kèm với đó là nhiều tranh, ảnh màu chụp nguyên bản các bài thơ, hiện vật, công trình kiến trúc liên quan giúp bạn đọc hiểu được thế giới tinh thần của các hoàng đế triều Nguyễn tiêu biểu - yếu tố quan trọng nhất định hình nhân cách và mọi hoạt động người đứng đầu đất nước; do đó, qua đây, chúng ta hiểu thêm thực trạng xã hội đương thời.
Nhiều hơn những gì độc giả mong muốn, “Thơ Vua & suy ngẫm” của Nguyễn Phước Hải Trung là một cuốn sách rất đáng để tìm đọc, không chỉ cho những người làm nghiên cứu chuyên sâu mà còn cho những người muốn có cơ hội để suy ngẫm vì tính nhân văn, tính thời sự và cả giao cảm thẩm mỹ của một trường phái thi ca trong địa hạt văn chương trung đại.
Thông tin sách:
Tên sách: Thơ vua & Suy ngẫm
Tác giả: Nguyễn Phước Hải Trung
Thể loại: Sách khảo cứu
Khổ sách: 16 x 24 cm
Số trang: 282 trang
Bìa cứng có bìa áo ngoài, ép nhũ tên sách
Ruột giấy Mỹ thuật HC nhập khẩu Hàn Quốc
Triện tủ sách Văn sử tinh hoa
Triện chữ ký tác giả Đánh số từ 001 đến 100
Đơn vị liên kết xuất bản: Tri Thức Trẻ Books & NXB Văn học
TS. Nguyễn Phước Hải Trung hiện đang là Phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Ông là một học giả có thâm niên trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa cung đình triều Nguyễn. Ông cũng đã có nhiều bài báo cũng như chuyên luận về chủ đề này được công bố rộng rãi như:
Thần Kinh nhị thập cảnh
Thơ vua Thiệu Trị (1999)
Khoa cử và các nhà khoa bảng triều Nguyễn (2000)
700 năm thơ Huế (2008) Huế, tích xưa chuyện mới (2008)