Chat với John Locke - Bùi Văn Nam Sơn

50.000₫
Trạng thái: Hết hàng
  • Tác giả: Bùi Văn Nam Sơn
  • Khổ sách: 13x20.5cm
  • Số trang: 198
  • Giá bán: 50,000 VNĐ

Đọc sách mười năm không bằng một đêm được… “Chat” (tưởng tượng) với các… cụ. Thật thế chăng, dù rằng không thật thế nhưng là sự kỳ vọng của tác giả khi thực hiện bộ sách “Triết học cho bạn trẻ” này. Thông qua cuộc đối thoại tưởng tượng do chính tác giả sắm hai vai - một nhà nghiên cứu triết học thời nay và một triết gia quá cố được thể hiện một cách vui tươi, nhẹ nhàng nhưng không kém phần nghiêm túc giúp các bạn đọc trẻ tìm hiểu về cuộc đời, các giai đoạn tư tưởng cùng những tác phẩm nổi tiếng của từng triết gia một cách dễ dàng và đầy hứng khởi.

Vị khách mời tiếp theo của chương trình đối thoại là John Locke, đại triết gia Anh thế kỷ 17, nhà tư tưởng tiền phong đầu thời Cận đại vẫn còn có ảnh hưởng to lớn lên triết học nhận thức và triết học chính trị ngày nay. Mời các bạn cùng theo dõi.  

John Locke (1632–1704) là nhà triết học, nhà hoạt động chính trị người Anh. Ông là nhà triết học theo trường phái chủ nghĩa kinh nghiệm Anh trong lĩnh vực nhận thức luận. Ông cũng phát triển lý thuyết về khế ước xã hội, vai trò của nó tới chức năng và nguồn gốc nhà nước. Qua các tác phẩm của mình, ông luôn đấu tranh chống lại chủ nghĩa chuyên chế và đóng góp lớn đối với chủ nghĩa tự do cả về mặt cá nhân và thể chế. Về cá nhân, ông muốn con người dùng lý trí để đi tìm chân lý thay vì chấp nhận ý kiến áp đặt hoặc sinh ra bởi niềm tin mù quáng. Về mặt thể chế, cụ thể là nhà nước và nhà thờ, ông tách biệt các chức năng chính đáng và không chính đáng của các thể chế này và từ đó mà có sự khác nhau trong việc sử dụng bạo lực của các thể chế này tương ứng với đúng các chức năng của nó. Chính những khái niệm về quyền của tự nhiên, khế ước xă hội và nhiều đóng góp khác đă khiến ông trở thành một nhà tư tưởng lớn của phong trào Khai sáng và ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc Cách mạng Mỹ và bản Tuyên ngôn Độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

Tác phẩm

  • Thư về Lòng Khoan dung (A Letter Concerning Toleration) (1689)
    • Lá thư thứ hai về Lòng Khoan dung (A Second Letter Concerning Toleration) (1690)
    • Lá thư thứ ba về Lòng Khoan dung (A Third Letter for Toleration)(1692)
    • Lá thư thứ tư về Lòng Khoan dung (Fourth Letter for Toleration) (sau khi mất)
  • Luận về sự Hiểu biết của Con người (An Essay Concerning Human Understanding) (1689)
    • Lá thư gửi Giám mục xứ Worcester (A Letter to the Bishop of Worcester) (1697)
  • Hai chuyên luận về Nhà nước (Two Treatises of Government) (1689)
  • Một số suy nghĩ về hậu quả của việc hạ thấp tỷ giá và tăng giá trị của tiền tệ (Some Considerations of the Consequences of Lowering of Interest, and Raising the Value of Money) (1691)
    • Một số suy nghĩ tiếp theo về tăng giá trị của tiền tệ (Further Considerations concerning Raising the Value of Money) (1693)
  • Một số suy nghĩ về Giáo dục (Some Thoughts Concerning Education) (1693)
  • Tính hợp lý của Ki-tô giáo (The Reasonableness of Christianity, as Delivered in the Scriptures) (1695)
    • Biện hộ cho tính hợp lý của Ki-tô giáo (A Vindication of the Reasonableness of Christianity)(1695)
    • Biện hộ tiếp theo cho tính hợp lý của Ki-tô giáo (A Second Vindication of the Reasonableness of Christianity) (1695)
  • Thuyết trình về phép màu của Chúa (Discourse on Miracles) (sau khi mất)
  • Xem xét ý kiến của Cha Malebranche nhìn thấy tất cả mọi việc nhân danh Chúa (An Examination of Father Malebranche's Opinion of Seeing all things in God) (sau khi mất)
  • Nhận xét về một số tác phẩm của Ông Norris (Remarks on Some of Mr Norris's Books) (sau khi mất)
  • Con đường của hiểu biết (Conduct of the Understanding) (sau khi mất)
zalo