Chiến Thắng Của Đô Thị (tái bản 2022) - Edward Glaeser
Hai trăm bốn mươi ba triệu người Mỹ chen chúc nhau trong các đô thị chiếm vỏn vẹn ba phần trăm diện tích cả nước. Ba mươi sáu triệu người sống bên trong và xung quanh Tokyo, một đô thị có năng suất cao nhất thế giới. Mười hai triệu người sống ở trung tâm Mumbai, và Thượng Hải cũng chứa số dân tương tự. Trên một hành tinh với không gian vô cùng rộng lớn (toàn bộ nhân loại có thể cùng sống ở Texas – mỗi người được sở hữu một ngôi nhà riêng), chúng ta lại chọn sống ở các thành phố. Dù chi phí di chuyển đường dài đã trở nên rẻ hơn, hay làm việc trực tuyến từ Ozarks cho đến Azerbaijan, càng ngày càng có nhiều người quy tụ về những trung tâm đô thị lớn hơn cả. Ở những nước đang phát triển, các thành phố có hơn năm nghìn người mới đến sinh sống, và đến năm 2011, hơn một nửa dân số thế giới là cư dân thành thị.
Thành phố, là những cụm dân cư đông đúc rải rác trên thế giới, đã trở thành động lực của sự đổi mới kể từ khi Plato và Socrates tranh luận trên khu chợ của Athen. Các đường phố Florence đã tạo nên cho chúng ta một thời kỳ Phục Hưng, và đường phố ở Birmingham cho chúng ta cuộc Cách mạng Công nghiệp. Sự thịnh vượng tuyệt vời của London và Bangalore và Tokyo hiện nay bắt nguồn từ khả năng sáng tạo của chính chúng. Lang thang trên những thành phố này – dù là vỉa hè đá lát hay vạch trắng qua đường vuông vức, quanh đường vòng hay đường cao tốc – là cách để nghiên cứu sự tiến bộ của con người.