Tất cả các cuộc cách mạng hiện đại trên thế giới đều đưa đến sự củng cố sức mạnh của nhà nước tập quyền. Ở thế kỷ XXVI, cuộc cách mạng Hai Trăm Năm đã biến nhà nước trong tiểu thuyết “Chúng tôi” của Yevgeny Zamyatin thành một bộ máy chinh phục và đàn áp. Mọi quyền riêng tư đã bị phá bỏ, sở hữu cá nhân không còn nữa, con người chỉ là những mã số sinh hoạt và lao động theo một bảng giờ bất biến. Yêu đương và giải trí, tình dục và hưởng thụ đều phải theo sự sắp đặt, quy định của nhà nước. Nghệ thuật được dùng để phục vụ cho mục đích tuyên truyền và áp chế. Giáo dục trở thành phương tiện nhồi sọ để biến con người thành công cụ. Nhân bản bị vứt bỏ hoàn toàn. Các giá trị người trở thành hòn đá thử vàng cho một thiết chế nhà nước…
“Hai người trên thiên đường được ban cho một lựa chọn: hoặc hạnh phúc mất tự do - hoặc tự do không hạnh phúc, không có phương án thứ ba. Họ, những kẻ ngu ngốc, họn tự do - rồi sao nào? Dễ hiểu là sau đó hàng thế kỷ họ tiếc nhớ gông cùm.”