Trong thời đại ngày nay, khi kinh tế ngày càng phát triển và các quốc giai trên thế giới ngày càng xích lại gần nhau thì văn hoá dân tộc ngày càng trở thành trung tâm của sự chú ý. Những năm gần đây, văn kiện của Đảng và Nhà nước Việt Nam nhiều lần khẳng định vai trò quan trọng của văn hoá trong viêc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, đồng thời đặt mục tiêu “xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
- “Văn hoá là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua biết bao sóng gió và thác ghềnh tưởng chừng không thể vượt qua được, để không ngừng phát triển và lớn mạnh” - Phạm Văn Đồng
- “Văn hoá là cái còn lại khi người ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả.
Giáo trình “Cơ sở văn hóa Việt Nam” được biên soạn theo sát chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 1995. Theo đó, hệ thống văn hóa Việt Nam được xem xét một cách đồng đại theo ba thành tố “nhận thức – tổ chức – ứng xử”, nhưng trong mỗi thành tố lại chú trọng tới tính lịch đại của nó.
Trong lần tái bản này, toàn bộ cuốn sách đã được xem lại và chỉnh sửa, bổ sung. Giáo trình bao gồm các nội dung:
Chương I: Văn hóa học và văn hóa Việt Nam
Chương II: Văn hóa nhận thức
Chương III: Văn hóa tổ chức đời sống tập thể
Chương IV: Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân
Chương V: Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
Chương VI: Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội
Thay lời kết luận: Văn hóa Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại