“Marco Polo du hành về phương Đông” dành cho các bé từ độ tuổi 9+. Cuốn sách này cũng cố gắng để các cuộc đối thoại và bối cảnh lịch sử trở nên dễ hiểu, còn từ ngữ và trình tự của chúng thì không được truyền lại một cách hoàn toàn chính xác. Với sự trợ giúp của các phiên bản còn sót lại, các nghiên cứu khoa học gần đây và một tâm hồn mộng mơ, cuốn sách này kể về hành trình và những gì nhà du hành Marco Polo có thể đã trải qua cũng như cảm nhận thấy.
“Hỡi những vị hoàng đế, những vị vua và các vị vương công quý tộc, những hiệp sĩ và những người dân, và tất cả quý vị –- những con người ham hiểu biết muốn khám phá sự đa dạng của các quốc gia trên thế giới, xin hãy cầm lấy cuốn sách này và để nó được đọc lên. Quý vị sẽ tìm thấy trong đó những điều kì thú, lạ thường …”
Vào năm 1271, Marco Polo, con trai của một thương nhân Venice đã bước vào một chuyến hành trình đưa cậu đi xa mãi, vượt ra khỏi ranh giới của thế giới quen thuộc mà cậu từng biết. Nó mang cậu tới xứ sở Trung Hoa xa xôi, vào tận triều đình của Đại Hãn Hốt Tất Liệt, đấng cai trị của đế chế Mông Cổ hùng mạnh. Chính vì vậy mà cậu có thể kể lại những điều kì lạ, mà cho đến ngày nay vẫn còn khiến chúng ta phải trầm trồ kinh ngạc.
Những trải nghiệm khó tin của những nhà du hành vang danh thời trung cổ đã được kể lại thật tài tình trong cuốn sách đầy ắp hình minh họa tuyệt đẹp này.
Đây chính là một chuyến du hành kì thú dành cho cả gia đình!
Mục lục sách Marco Polo Du Hành Về Phương Đông
MỞ ĐẦU CÂU CHUYỆN
TRÊN ĐƯỜNG DU HÀNH
Tuổi thơ ở Venice
Lên đường
Hai tu sĩ nhát gan trên đường tới gặp Đại hãn
Khởi đầu của một chuyến đi dài
Vụ cướp ở Nogodar
Trên bến cảng Hormuz
Bị ốm ở Hindu Kusch
Dọc theo con đường tơ lụa
MƯỜI SÁU NĂM Ở TRUNG QUỐC
Diện kiến Đại hãn Hốt Tất Liệt trên triều đình Thành Bắc Kinh và những cuộc đi săn hoàng gia Chuyến công du đầu tiên
Những con đường dẫn đến Đại Đô
Vĩnh biệt Đại hãn
HÀNH TRÌNH TRỞ VỀ
Khởi hành về châu Âu
Năm tháng trên đảo Sumatra Xứ sở thần tiên Ấn Độ
Tạm biệt công chúa
Trận hải chiến với Genoa
PHẦN KẾT
Tài liệu tham khảo
Danh mục tra cứu
Trích đoạn sách Marco Polo Du Hành Về Phương Đông
1. Có tiếng vó ngựa đang đến gần. Ngựa phi nước đại.
Những nhà buôn Ba Tư nhìn quanh. Một đám đông kỵ sĩ quấn khăn turban với đôi mắt xếch hiện ra từ một khu rừng, hối hả truy đuổi theo hướng của nhóm thương nhân nhà Polo.
Một người hét lên: “Cướp! Chạy đi!” Tiếng hét vang lên chói tai. Marco thúc ngựa chạy nhanh nhất có thể, bám theo Niccolo, Matteo và nhà buôn Ba Tư mặc áo khoác đỏ.
“Chúng ta phải tới được ngôi làng kế tiếp trước khi bọn chúng đuổi kịp. Ở đó, chúng ta sẽ an toàn trước bọn cướp đường này”, người đàn ông nói trong khi con ngựa của ông ta lao vút qua những cánh đồng. Marco có cảm giác khoảng cách giữa cậu và cha cậu đang ngày càng rộng hơn. Cậu nghe thấy tiếng một nhà buôn khác thét lên ở phía sau. Trong tích tắc, Marco quay lại và nhìn thấy cảnh một tên cướp kề dao găm vào cổ họng của người thương nhân.
Marco thúc ngựa. “Nhanh nữa lên!”, cậu hét.
Nửa tiếng sau. Marco không còn dám quay lại thêm lần nào nữa. Cậu đã đuổi kịp được cha và chú của mình. Trước mặt Niccolo và Matteo đã hiện lên những ngôi nhà màu cát nâu đầu tiên. Ngôi làng đây rồi. Họ đã tới được làng. Những kẻ chạy trốn giảm dần tốc độ. Marco đột nhiên cảm nhận được những khớp xương ở hai bàn tay của mình, chúng đã gồng cứng nắm chặt lấy dây cương trên suốt đoạn đường.
Chỉ vài phút sau, bốn người khác trong nhóm cũng đến được làng. Mấy người này vẫn trốn thoát được mặc dù những tên cướp đã đuổi kịp được họ. Họ đã chứng kiến một số người đi cùng bị giết như thế nào. Những người khác thì bị bọn cướp bắt trói để bán làm nô lệ.
[...]
2. BA NGƯỜI XỨ VENICE tiếp tục đi xa hơn về phương Đông: Họ cưỡi ngựa dọc theo những ngọn núi của dãy Hindu Kush. Tuyết trên những đỉnh núi cao hơn 4.000 mét sáng lấp lánh trong nắng. Marco khám phá ra những con nhím Hystricidae và những núi muối khổng lồ, nơi người ta khai thác muối bằng những cái cuốc chim bằng sắt. Cậu trầm trồ trước những hang động, nơi sinh sống của những người Ishkashim bản địa. Ở Badakhshan, một tỉnh ở Đông Bắc của Afghanistan, Marco quan sát cách những người đi tìm ngọc ruby đào những đường hầm sâu vào trong đá để tìm đá quý. Cậu ăn bánh mì Kebab1 thịt cừu, nếm món cơm trộn mỡ cừu, cùng gia vị, hạt hồ trăn, hành tây và vỏ cam. Cậu biết thêm rằng những người dân địa phương dùng phân bò và phân lừa để làm chất đốt. Marco bật cười trước hình ảnh những người phụ nữ quý tộc ở tỉnh Badakhshan: họ độn hàng đống vải vào trong quần. Lý do là vì những người đàn ông địa phương cảm thấy yêu thích những người phụ nữ có dáng hình tròn trịa hơn, nên những quý bà này liền tìm cách giả mạo những chiếc hông căng phồng bằng cách độn thêm vải.
Một ngày nọ, Marco cảm thấy không được khỏe. Cậu bị đau người và sốt cao, không thể nào đi tiếp. Nhà Polo đành phải tạm dừng chuyến hành trình. Cơn sốt vừa hạ thì chỉ một lúc sau đã quay trở lại. Nó không chịu thuyên giảm. “Vậy thì chúng ta sẽ nghỉ lại đây trong nhiều tuần”, Niccolo nói và lau vầng trán đang nóng hầm hập của con trai bằng một chiếc khăn ướt. Thỉnh thoảng, khi khỏe lại đôi chút, Marco dành thời gian đi câu cá hay nghe những câu chuyện kể của những người lữ hành khác về những đất nước xa xôi. Ngoài ra, cậu còn học tiếng Ba Tư và tiếng Mông Cổ. Niccolo và Matteo bắt đầu cảm thấy tuyệt vọng vì Marco mãi không khỏe lại.
“Alexander von Humbolt – Khao khát khám phá những vùng đất lạ” dành cho các bé từ độ tuổi 9+. Cuốn sách này cũng cố gắng để các cuộc đối thoại và bối cảnh lịch sử trở nên dễ hiểu, còn từ ngữ và trình tự của chúng thì không được truyền lại một cách hoàn toàn chính xác. Với sự trợ giúp của các phiên bản còn sót lại, các nghiên cứu khoa học gần đây và một tâm hồn mộng mơ, cuốn sách này kể về hành trình và những gì nhà nghiên cứu Alexander von Humboldt có thể đã trải qua cũng như cảm nhận thấy.
Với ham muốn chu du khắp đó đây, lòng khát khao hiểu biết không gì dập tắt nổi, và cả một nguồn năng lượng tưởng như đủ để sống đến hai cuộc đời, Alexander von Humboldt từng là nhà du hành vĩ đại nhất và nhà khoa học lừng danh nhất trong thời đại của ông. “Người thực sự khám phá ra châu Mỹ” này đã leo lên những ngọn núi lửa cao nhất, ngược xuôi trên những con sông chưa từng ai biết tới, nghiên cứu tỉ mỉ hệ động thực vật của của những vùng đất xa xôi huyền bí, truyền cảm hứng cho những nhân vật cùng thời như Goethe và Darwin, trao đổi qua lại với tổng thống Thomas Jefferson của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và người anh hùng đấu tranh vì tự do Simón Bolívar.
Cuốn sách với những hình minh họa tuyệt diệu này cho ta được làm bạn đồng hành của Humboldt, cùng ông lên đường và trầm trồ, kinh ngạc về một mạng lưới của sự sống đang dần hiển lộ trước mắt của nhà khoa học lừng danh ấy.
Mục lục sách Alexander Von Humbolt - Khao Khát Khám Phá Những Vùng Đất Lạ
MỞ ĐẦU CÂU CHUYỆN TẠM BIỆT CHÂU ÂU
PHẢI ĐI TỪ ĐÂU ĐỂ TỚI ĐƯỢC CHÂU MỸ?
Núi lửa trên đảo Tenerife
Vượt Đại Tây Dương.
VENEZUELA
Những bước chân đầu tiên ở Nam Mỹ
Một tuyến đường thủy trong rừng nguyên sinh
Lời giải cho một câu đố địa lý
TRÊN DÃY ANDES
Từ nơi nóng bức sang nơi lạnh giá
Nóc nhà của châu Mỹ
Lên đường ra Thái Bình Dương!
TIẾP TỤC LÊN ĐƯỜNG
Ở xứ sở của bạc
Gặp gỡ tổng thống Mỹ
Một công dân thế giới ở châu Âu.
Người đàn ông thứ hai
CHUYỂN PHIÊU LƯU MỚI
Hành trình vội vã xuyên qua Siberia
Cả thế giới đến với Berlin
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các cuốn sách hay, nên đọc dành cho bạn đọc trẻ
Các sách nói hay
Các bộ phim hay
Các viện bảo tàng Các trang web hữu ích
DANH MỤC TRA CỨU
Trích đoạn sách Alexander Von Humbolt - Khao Khát Khám Phá Những Vùng Đất Lạ
1. Trong khi Alexander luôn luôn tất bật với công việc và chỉ có một vài giờ để ngủ thì Aimé vẫn có thể ngồi thư thả tắm nắng. Vì vậy, họ liên tục sa vào những tranh cãi rất gay gắt, nhưng tình bạn của họ không vì thế mà tan vỡ.
Ban đầu họ bị mắc kẹt ở Marseille vì đợi mãi mà bóng dáng chiếc tàu đã hứa không thấy đâu. Cuối cùng, họ được tin chiếc tàu sẽ không tới vì nó đã bị hư hỏng nặng trong một trận bão. Tình thế thật tuyệt vọng. Nhưng Alexander không nhụt chí. “Chúng ta sẽ thử ở Tây Ban Nha xem sao”, anh nói với người bạn đồng hành của mình, “có lẽ nếu đi từ đó mọi việc sẽ ổn”.
Trên đường tới Tây Ban Nha, Alexander vẫn không ngừng kiểm tra và thử nghiệm những dụng cụ mang theo. Anh đo chiều cao của những ngọn núi và độ rộng của những con sông, kiểm tra, đánh giá nhiệt độ và độ ẩm. Trong lúc đó, Aimé đi thu thập các loại thảo mộc và hoa cỏ mà ở quê nhà của anh không có. Tất cả đều được ghi chú một cách cẩn thận. Cuối cùng thì cả hai cũng tới được Madrid, thủ đô của Tây Ban Nha, nơi vua Carlos đệ tứ đang cai trị một đế chế toàn cầu vĩ đại.
[...]
2. Thật may mắn là Alexander đã gửi được rất nhiều mẫu đá và thực vật mà anh thu thập được về châu Âu từ trước. Một người quen đáng tin cậy đã mang chúng đi từ Cumaná. Như vậy, họ lại có thêm chỗ để đựng các mẫu vật mới. Tuy nhiên, trong những ngày đầu, họ chỉ nhìn thấy cỏ khô. Cái nóng thiêu đốt ban ngày khiến họ phải di chuyển chủ yếu vào ban đêm. Đôi khi, họ thực sự bắt gặp một ao nước hay một con sông nhỏ và chỉ muốn nhảy ùm xuống tắm cho mát. Nhưng những người bản địa đi cùng đã cảnh báo họ: Có cá sấu! Trong những con sông khác, họ phát hiện ra một con vật hết sức kỳ lạ: con lươn điện. Bất kỳ ai chạm vào nó sẽ bị một cú giật điện rất mạnh. Điều này có vẻ thật khó tin, tuy vậy, Alexander không để lỡ cơ hội xem xét kỹ càng sinh vật kỳ lạ này. Quả đúng như vậy: Con lươn phóng ra luồng điện mạnh đến mức có thể gây nguy hiểm cho cả những con ngựa. “Đó chính là những cỗ máy phóng điện sống!”, Alexander kinh ngạc.
Bất chấp những khó nhọc khi di chuyển, anh vẫn luôn trầm trồ trước khung cảnh nơi đây. Không có núi đồi cản trở, tầm nhìn trải rộng theo mọi hướng, tít tắp tới tận chân trời. “Đúng là mọi thứ nhìn có vẻ hoang vắng và đơn điệu”, anh nói với Aimé, “nhưng tôi yêu sự bao la vô tận này”.