Combo 2 cuốn: Xã Hội Học Nhập Môn + Xã Hội Học - Những Viễn Tưởng Lý Thuyết

288.000₫
Trạng thái: Chỉ còn 0 sản phẩm

Tác giả: Trần Hữu Quang

Hình thức: Bìa mềm

Combo 2 cuốn: Xã Hội Học Nhập Môn + Xã Hội Học - Những Viễn Tưởng Lý Thuyết

1. Xã Hội Học Nhập Môn

Một cách tổng quát, có thể nói rằng xã hội học là bộ môn khoa học nghiên cứu về các mối quan hệ xã hội. Xã hội học ra đời do yêu cầu của bản thân sự vận động của xã hội, đặc biệt là trong những bối cảnh có nhiều biến động hoặc xung đột xã hội.

Một cuộc đình công chẳng hạn, chỉ là một cuộc đình công; nhưng người nào suy nghĩ và khảo sát kỹ hơn thì có thể lý giải cuộc đình công ấy bằng những nhận định như: tổ chức lao động tồi, lương thấp, công nhân không gắn bó với nhà máy…; cũng như có thể tiến hành những phân tích về các nhóm hoặc phe phái trong nhà máy, các loại thái độ của người lao động và của giới chủ nhân, mức độ chuyên quyền độc đoán của giám đốc, tính tích cực xã hội của công nhân … Và đằng sau những sự kiện có vẻ nhất thời ấy ở một nhà máy, người nghiên cứu còn có thể đi đến chỗ đặt vấn đề và nhận định về cả một hệ thống sản xuất, hay thậm chí toàn bộ một hệ thống xã hội.

Bất cứ một biến cố hay hiện tượng xã hội nào cũng đều là một kết quả phức hợp của rất nhiều nhân tố, từ những nhân tố mang tính chất kinh tế, cho đến những nhân tố mang tính chất chính trị, lịch sử và văn hóa. Chính tính chất phức tạp của các hiện tượng xã hội và các quá trình xã hội làm cho ngành xã hội học thường phải nghiên cứu liên ngành (và đôi khi cũng khó phân định ranh giới) với nhiều bộ môn khoa học xã hội khác như sử học, nhân học, dân tộc học, tâm lý học xã hội, kinh tế học, và ngôn ngữ học. Do đó, cũng không có gì đáng ngạc nhiên nếu xã hội học đã từng có thời bị đồng hóa vào triết học – với tư cách là ngành khoa học khái quát nhất về con người và vũ trụ.

2. Xã Hội Học - Những Viễn Tưởng Lý Thuyết

Đây là quyển sách mà chúng tôi tập hợp lại một số bài viết về các lý thuyết xã hội học, kể cả những bài đã công bố và những bài chưa công bố, trong đó có những bài liên quan tới một số lý thuyết tổng quát về mối quan hệ giữa xã hội và con người (phần 1), và những bài liên quan tới những góc nhìn lý thuyết trong một số lĩnh vực xã hội học chuyên biệt (phần 2).

Đối với những bài đã công bố trong sách và tạp chí nghiên cứu, chúng tôi nhân dịp này có sửa chữa và bổ khuyết những điểm mà chúng tôi nghĩ là cần thiết, kể cả về mặt thuật ngữ, từ nghữ dịch thuật, cũng như về mặt ý tưởng và tài liệu tham khảo.

Toàn bộ các bài viết trong quyển sách này đều là của chúng tôi, ngoại trừ bài "Qúa trình lý tính hóa và xã hội hiện đại theo Max Weber" là của chúng tôi và đồng tác giả Bùi Văn Nam Sơn.

Về mặt chính tả, cách viết chữ i ngắn và y dài trong quyển sách này được áp dụng theo những nguyên tắt sau đây mà nhà nghiên cứu văn học Cao Tự Thanh đã xác lập, đó là "tất cả những từ thuần Việt có phần vần là i đều đã được ghi thống nhất với i", và "chỉ có các từ Việt Hán mới ghi với cả i ngắn và y dài, vì cách đọc Việt Hán chia các từ Việt Hán i/y ra Tam đẳng Khai khẩu và Tam đẳng Hợp khẩu, trong đó nhiều từ thuộc loại Tam đẳng Khai khẩu được viết với y". Và chúng tôi đã dựa theo bảng tra các từ trong quyển sách của tác giả này để kiểm tra lại cách viết những từ có chữ i ngắn và y dài. Chắc chắn quyển sách này không tránh những điều sai sót hoặc nhầm lẫn. Chúng tôi thành thật mong độc giải lượng thứ và hy vọng được tận tình chỉ giáo để chúng tôi sửa chữa hoặc bổ sung

                                                                 Trần Hữu Quang

zalo