Combo 3 Cuốn Chủ Nghĩa Hiện Sinh + Logic Học + Quan Hệ Nhân Quả Dẫn Luận Ngắn

193.500₫ 215.000₫
Trạng thái: Còn hàng

Tác giả: Nhiều tác giả  

Hình thức: Bìa mềm

Nhà Xuất Bản: NXB Tổng Hợp TPHCM, 2022

Combo 3 Cuốn Chủ Nghĩa Hiện Sinh + Logic Học + Quan Hệ Nhân Quả Dẫn Luận Ngắn

1. Chủ Nghĩa Hiện Sinh - Dẫn Luận Ngắn

Người ta thường thừa nhận rằng chủ nghĩa hiện sinh là một học thuyết triết học về cá nhân cụ thể. Đây vừa là vinh quang vừa là nỗi tủi nhục của nó. Trong thời đại truyền thông đại chúng và sự hủy diệt hàng loạt, điểm sáng của chủ nghĩa hiện sinh là nó bảo vệ giá trị nội tại của cái mà Sartre, một đại diện tiêu biểu của nó, gọi “cá nhân hữu cơ tự do”, tức là, tác nhân bằng xương bằng thịt. Do trong xã hội hiện đại con người ta bị đẩy tới chổ phục tùng một cách không thể cưỡng lại được, nên cái mà ta gọi là “tính cá nhân hiên sinh” là một thành tựu, chứ không phải là tính cá nhân thường trực.

2. Logic Học – Dẫn Luận Ngắn

Logic học là một trong số những ngành học cổ xưa nhất, và cũng là hiện đại nhất, về trí tuệ. Những khởi nguồn của ngành học này bắt đầu từ thế kỷ thứ tư trước Công nguyên. Chỉ có hai ngành học cổ xưa hơn là triết học và toán học, mà logic học đã và đang có liên kết mật thiết với cả hai. Logic học đã được cách mạng hóa vào khoảng đầu thế kỷ 20, do việc ứng dụng những kỹ thuật mới của toán học, và trong nửa sau thế kỷ này logic học đã tìm được những vai trò hoàn toàn mới và quan trọng trong phương pháp tính toán và xử lý thông tin. Do đó, nó là một chủ đề chính yếu cho nhiều suy tư và nỗ lực của con người. Quyển sách này là một dẫn luận vào logic học, như các nhà logic học đương thời hiểu về môn này. Tuy nhiên, nó không có tham vọng trở thành một quyển sách giáo khoa. Có vô vàn đầu sách như thế đang lưu hành. Mục tiêu của quyển sách này là khảo sát những cội rễ của logic học, vốn nằm sâu trong triết học. Một số vấn đề logic học hình thức sẽ được giải thích trên lộ trình ấy.

3. Quyển Quan hệ nhân quả: Dẫn luận ngắn 

Quyển Quan hệ nhân quả: Dẫn luận ngắn  sẽ giới thiệu đến độc giả các lý thuyết then chốt về mối quan hệ nhân quả cũng như những cuộc tranh luận và tranh cãi xung quanh mối quan hệ này. Phải chăng các nguyên nhân tạo ra các kết quả bằng cách đảm bảo sẽ tạo ra các kết quả? Có thực sự các nguyên nhân phải đi trước các kết quả không? Ta có thể quy giảm quan hệ nhân quả thành các lực trong vật lý học được không? Liệu ta có đúng không khi xem quan hệ nhân quả như một mối quan hệ hoàn toàn cá biệt?….

zalo