Nhận lời mời đến buổi dạ yến nghệ sĩ, Thomas Bernhard yên vị trong chiếc ghế bành, ly sâm panh trên tay, lặng lẽ quan sát cuộc diễu hành của cánh trí thức thượng lưu cùng đám ngụy nghệ sĩ. Với thủ pháp độc thoại miên man, ông cuốn người đọc vào dòng chảy vô tận của hận thù và khinh miệt, phơi bày bản chất của giới nghệ sĩ dưới sức ép của sáng tạo, của hư danh và của cơm áo gạo tiền. Đốn Hạ trở thành một câu chuyện giữa nghệ thuật, giữa người làm nghệ thuật và thưởng thức nghệ thuật với cơ chế cai trị nghệ thuật trong xã hội Áo. Sáng tạo văn hóa có nên bắt tay cùng giới quyền lực để sáng tạo thỏa hiệp?
Là nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch người Áo. Ông được coi là tác gia Đức ngữ quan trọng nhất thời hậu chiến. Được đánh giá cao ở nước ngoài nhưng tại Áo, ông lại bị chỉ trích là kẻ “vạch áo cho người xem lưng” khi các tác phẩm của ông thẳng thắn chỉ ra và cay nghiệt phê phán các thói tật của quê hương, bao gồm cả quá khứ Quốc xã.