Hệ Thống Tòa Án Việt Nam Trong Điều Kiện Xây Dựng Nhà Nước Pháp Quyền - Nguyễn Đăng Dung

99.600₫ 120.000₫
Trạng thái: Còn hàng

Tác giả: Nguyễn Đăng Dung

Hình thức: Bìa mềm, 252 trang

Thể loại: Luật học và các vấn đề pháp luật

Nhà xuất bản: Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 07-2020

Hệ Thống Tòa Án Việt Nam Trong Điều Kiện Xây Dựng Nhà Nước Pháp Quyền - Nguyễn Đăng Dung

Nhà nước pháp quyền là một giá trị văn hóa pháp lý mà nhân loại đã và đang tìm kiếm, xây dựng, phát triển trong quá trình đấu tranh không ngừng vì nền dân chủ, vì lợi ích và tự do cơ bản của con người. Đó là một mô hình tổ chức nhà nước chống lại sự lạm quyền, tùy tiện của công quyền để bảo vệ con người. Nhà nước pháp quyền yêu cầu chính quyền phải chịu sự kiểm soát của pháp luật, mà pháp luật phải xuất phát từ quyền tự nhiên của con người. Một khi vai trò của pháp luật được đề cao thì vai trò của hoạt động xét xử tư pháp cũng được coi là yếu tố hết sức quan trọng trong việc giúp tư tưởng pháp quyền trở nên hiện thực hơn. Do vậy, bất cứ nhà nước nào muốn xây dựng Nhà nước pháp quyền cũng đều phải quan tâm đến thiết chế tòa án.

Ở Việt Nam, ngay từ khi mới thành lập chính quyền, Đảng ta đã chú trọng ngay đến việc củng cố, hoàn thiện hệ thống Tòa án nhân dân để giải quyết các hanh chấp, vi phạm phát sinh trong đời sống xã hội. Năm 2001, Hiến pháp 1992 được sửa đổi, bổ sung với nhiều quy định mới, trong đó, quy định mang tính nguyên tắc của Hiến pháp về việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân đã đặt ra nhiều nhiệm vụ, yêu cầu đổi mới tổng thể hệ thống chmh trị, cũng như tính chất và hoạt động của bộ máy nhà nước nhằm đáp ứng các đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền.

Để xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam có nhiều việc phải làm nhưng trước hết chúng ta cần phải đẩy mạnh cải cách tư pháp. Cùng với việc khẳng định mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền trong Hiến pháp 1992, chúng ta cũng đang tiến hành chủ trương cải cách tư pháp theo Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về Một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Eưều đó cho thấy một khi đã quyết tâm xây dựng Nhà nước pháp quyền thì không thể không cải cách tư pháp.

Từ khi có chủ trương đẩy mạnh cải cách tư pháp, giới khoa học pháp lý đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến vấn đề này. Tuy nhiên thực tế cho thấy, mặc dù vấn đề cải cách bộ máy nhà nước đã được đề cập từ lâu, nhưng so với cải cách trong lĩnh vực lập pháp, hành pháp thì cải cách tư pháp ở Việt Nam vẫn còn diễn ra rất chậm, kết quả đạt được còn hạn chế, nhiều vấn đề chưa được thể chế hóa thành luật. Tinh hình này có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do vấn đề lý luận về cải cách tư pháp chưa được giải quyết triệt để.

Nhận thức được tầm quan trọng của Tòa án cùng những đặc điểm biểu hiện của Tòa án trong Nhà nước pháp quyền là rất cần thiết xuất phát từ những yêu cầu của công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
Về các nghiên cứu trong nước, đã có một số công trình nghiên cứu khoa học ở cấp Nhà nước, một số sách tham khảo và bài viết về Nhà nước pháp quyền, trong đó bao gồm vị trí, vai trò của Tòa án trong Nhà nước pháp quyền và một số vấn đề về độc lập của Tòa án và độc lập xét xử:

zalo