Tòa án được xem là hạt nhân của hệ thống tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân. Tòa án thực hiện hoạt động xét xử không dừng lại ở phán xét tính hợp pháp đối với hành vi của các chủ thể mà còn phán quyết tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật. Nghiên cứu về tòa án phải bao hàm cả hình thức pháp lý và nội dung pháp lý, không chỉ ở góc độ xem xét vị trí, vai trò của tòa án trong việc đảm bảo sự tối thượng của pháp luật mà còn xem xét cả nội dung pháp luật được đề cập. Trong quá trình giải quyết các vụ việc cụ thể, tòa án quan tâm đến lợi ích của tất cả các bên liên quan bị ảnh hưởng bởi quyền lực mang tính cưỡng chế của hành pháp, đồng thời kiểm chứng tính dân chủ của lập pháp, từ đó cân bằng và kiểm soát các nhánh quyền lực nhà nước, thúc đẩy dân chủ và kiến tạo xã hội pháp quyền. Tuy nhiên, trên thực tế, quyền lực của tư pháp nói chung và tòa án nói riêng được cho là yếu so với các nhánh quyền lực còn lại. Để xác lập vị trí, vai trò của tòa án trong việc đảm bảo tính thượng tôn pháp luật, cần xác định rõ quyền lực thực chất và sự tương tác của tòa án với các cơ quan, hệ thống khác trong bộ máy nhà n quan hệ tác động qua lại và ảnh hưởng của nó sống xã hội. Yêu cầu đặt ra ở đây chính là tính độc lập của tòa án phải được thể hiện trên hai diện: thể chế và năng lực chuyên môn.
Để góp phần đưa lại một góc nhìn khái quát về tòa tư pháp điển hình trong hệ thống dân luật và thông luật Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản xin giới thiệu cuốn sách’” Một số nghiên cứu hiện đại về tòa án” của các tác giả PGS.TS. Đỗ Minh Khôi, ThS. Huỳnh Thị Sinh Hiền ThS. Phạm Thị Phương Thảo công tác tại Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ. Với sự nghiên cứu công phu, trách nhiệm nhằm phân tích, tổng hợp, so sánh về hệ thống tòa án một số nước trên thế giới, cuốn sách là tài liệu tham khảo có giá trị lý luận và thực tiễn đối với quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.