Có bao giờ đi giữa phố phường Hà Nội bạn giật mình khi đứng giữa những tấm tường bê tông xám xịt mà chỉ mới đây thôi còn là con đường Bưởi rợp mát bóng hàng cây? Có lúc nào ta kinh hãi trước hình ảnh con quái vật ngoằn ngoèo chạy suốt tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông? Và có lúc nào ta thảng thốt khi nhận thấy công trình vượt sông Hồng đem lại cảm xúc cho ta nhiều nhất lại là cây cầu cổ xưa mà người Pháp thực hiện đã trăm năm?
Hiện tại sinh viên và kỹ sư ra trường có quá ít tài liệu về mỹ học cầu, điều vô cùng cần thiết cho hành trang làm nghề của họ. Năm vừa qua, dịch giả đã hoàn thành công tác dịch thuật cuốn Lịch sử của những cây cầu (History of Bridge Engineering) của Henry Grattan Tyrrell. Cuốn sách cho ta thấy quá trình hình thành và phát triển ngành cầu trải qua nhiều thế hệ, đúc rút lên được những hình mẫu kết cấu điển hình áp dụng tới tận ngày nay. Chính trong quá trình làm cuốn sách đó, tác giả đi nhiều nơi, chiêm ngưỡng nhiều công trình và nghiên cứu những nguyên tắc cơ bản về thẩm mỹ công trình cầu, Tyrrell hoàn thành tiểu luận Mỹ học cầu (Artistic Bridge Design) vào năm 1912. Ông cho rằng: “Trình độ thẩm mỹ của mỗi quốc gia hay dân tộc bộc lộ qua cách họ xây dựng công trình trong đó có kết cấu cầu, đây cũng là thước đo trình độ văn minh và văn hóa của họ.”
Hy vọng một ngày không xa, khi lững thững dạo bước bên sông Tô Lịch hay lướt đi trên dòng Hồng Hà mênh mông, ta có dịp đứng lại trầm trồ, ngắm nhìn cảnh quan tươi đẹp từ bàn tay người nghệ sỹ làm cầu Việt Nam.
Sinh (1868 – 1948) sinh ra tại Ontario, Canada trong gia đình có truyền thống làm cầu. Những tác phẩm của ông về lịch sử, kỹ thuật và mỹ học công trình có ý nghĩa lâu dài, gìn giữ cho chúng ta thành tự của con người trong lĩnh vực thiết kế và thi công công trình tới đầu thế kỷ XX.