Tác giả: Kenneth Cukier, Viktor Mayer-Schönberger, Francis De Véricourt
Dịch giả: Tân Nhân
Hình thức: Bìa mềm, 15.5 x 23.5 cm, 296 trang
Nhà Xuất Bản: NXB Thế Giới, 2022
Mỗi năm, trên thế giới có hơn 700.000 người tử vong do các bệnh truyền nhiễm mà việc chữa trị bằng thuốc kháng sinh không còn hiệu quả. Một số vi khuẩn đã trở nên kháng thuốc. Số ca tử vong đang gia tăng nhanh chóng. Nếu không tìm được giải pháp thì con số sẽ tăng lên tới mười triệu người mỗi năm, tức là trung bình ba giây lại có một người chết. Quy mô thảm họa sẽ vượt xa đại dịch Covid-19. Chính xã hội của chúng ta đã gây ra vấn nạn này. Thuốc kháng sinh mất hiệu quả do bị lạm dụng: Vi khuẩn đã trở thành siêu vi khuẩn nhờ vào loại thuốc từng được dùng để tiêu diệt chúng.
Ngày nay, chúng ta xem thuốc kháng sinh là điều hiển nhiên, hầu hết các thủ thuật y tế như mổ lấy thai, phẫu thuật thẩm mỹ và hóa trị đều phụ thuộc vào thuốc kháng sinh. Nếu loại thuốc này mất hiệu quả thì bệnh nhân sẽ phải chịu rủi ro rất lớn khi chữa trị. Hầu hết các loại kháng sinh có thành phần tương tự nhau đều đã được thử nghiệm và vi khuẩn cũng nhanh chóng kháng lại các thuốc kháng sinh mới có cấu trúc quá giống với thuốc cũ.
Công trình phát hiện ra một loại “siêu thuốc” để trị “siêu vi khuẩn” trở thành tin nóng trên toàn thế giới. Báo chí ca ngợi đây là sự ưu việt của máy móc so với con người, giống như thời khắc mà tivi “giết chết” đài phát thanh. Trên trang nhất của tạp chí Financial Times chạy dòng tít lớn “Trí tuệ nhân tạo khám phá ra loại kháng sinh điều trị các bệnh truyền nhiễm đã lờn thuốc”.
Nhưng bài báo đó đã bỏ qua câu chuyện thật. Kết quả này không phải là chiến thắng của trí tuệ nhân tạo mà là sự thành công của khả năng nhận thức của con người: khả năng đối đầu với thử thách khó khăn bằng cách tư duy về nó theo một phương pháp nhất định, điều chỉnh một số khía cạnh của phương pháp này và từ đó mở ra những con đường mới dẫn đến giải pháp. Yếu tố đem lại thành công chính là năng lực của con người, chứ không phải là công nghệ mới.
Cho dù là vấn đề dịch bệnh, vũ khí mới hoặc công nghệ mới, biến đổi khí hậu hay bất bình đẳng, cách thức đối phó của con người chính là yếu tố quyết định sự tồn vong của xã hội. Và cách thức chúng ta hành động sẽ phụ thuộc vào cách thức chúng ta nhìn nhận vấn đề.
Từ đại dịch đến chủ nghĩa dân túy, AI đến ISIS, bất bình đẳng giàu nghèo đến biến đổi khí hậu, nhân loại phải đối mặt với những thách thức chưa từng có đe dọa sự tồn tại. Công cụ thiết yếu giúp nhân loại tìm ra cách tốt nhất để đi tiếp được các tác giả nổi tiếng thế giới Kenneth Cukier, Viktor Mayer-Schönberger và Francis de Véricourt định nghĩa trong cuốn sách Framers: Human Advantage in an Age of Technology and Turmoil.
Trong mọi lĩnh vực, việc thấu hiểu sức mạnh của khung nhận thức là điều hết sức cần thiết. Chúng ta cần nhìn vấn đề theo một cách khác biệt để giải quyết nó. Dù là ở cấp độ cá nhân, cộng đồng, quốc gia hay nền văn minh, tâm điểm của các phương pháp ứng phó cho mọi vấn đề nan giải luôn nằm bên trong chúng ta: năng lực định hình khung nhận thức (framing) của riêng loài người. “Nhân loại đối đầu nhân tạo” giúp chúng ta cũng có thể tái sử dụng khung nhận thức của lĩnh vực này vào lĩnh vực khác, tức là cân nhắc mở rộng phạm vi bằng cách sửa đổi khung nhận thức cũ cho phù hợp với bối cảnh và mục đích mới.
Đặc biệt, khi máy móc, trí tuệ nhân tạo trở nên thông minh hơn thì việc định hình khung nhận thức là một điều rất quan trọng – và chỉ con người mới có thể làm được. Tuy nhiên, chúng ta cần cải thiện năng lực này. Quyển sách này sẽ giải thích phương pháp thực hiện điều đó.