Cuốn sách Nhịn khô của bác sĩ Sergei Filonov là cẩm nang hướng dẫn toàn diện về phương pháp nhịn khô, làm rõ tất cả các điểm mấu chốt giúp bạn đạt kết quả tốt nhất và khai thác tối đa tiềm năng của phương pháp trị liệu vốn có hiệu quả không gì bì kịp đối với hầu hết các loại bệnh tật này.
Nhịn trị liệu nói chung và nhịn khô nói riêng không chỉ đơn giản là kiêng khem thức ăn. Cũng như việc ăn uống lành mạnh, việc ăn cũng bao gồm những nguyên tắc nhằm bảo đảm mức độ thoải mái và hiệu quả cho người thực hiện. Nếu nắm rõ những nguyên tắc này, bạn sẽ không cảm thấy hoang mang khi gặp phải tình trạng buồn nôn hay đau đầu
trong quá trình nhịn. Bạn sẽ xác định được liệu phương pháp nhịn ăn có chống chỉ định trong trường hợp của mình hay không, và khi bắt đầu nhịn ăn, bạn sẽ biết khi nào nên kết thúc đợt nhịn và ăn ra sao cho đúng cách. Việc tìm hiểu những nguyên tắc nhịn ăn sẽ giúp bạn đạt được kết quả tích cực và phòng tránh tối đa các tác dụng phụ.
Trích đoạn sách
Từ trước đến nay, hầu hết chúng ta đều tưởng rằng chỉ có đồ ăn mới cần tiêu hóa, còn nước trắng thì không cần tiêu hóa. Về bản chất, cơ thể vẫn phải tiêu hóa nước. Lại còn một mâu thuẫn nữa, một mặt, giới y học cứ ra rả nói rằng phải uống nhiều nước thì mới tốt, nhưng mặt khác, họ luôn nhắc nhở: “Đi tiểu nhiều là biểu hiện của thận yếu, nguy hiểm cho sức khỏe”. Họ khuyến khích uống nhiều nước, rồi lại “dọa” rằng đi tiểu nhiều thì không tốt và là biểu hiện của bệnh thận. Vậy thì lượng nước mà chúng ta uống phải thoát qua đâu bây giờ? HÓA RA NÓ BỊ TÍCH VÀO KHẮP NƠI TRONG CƠ THỂ, đặc biệt là ở các tế bào mỡ. Lâu dần, nước cũng bị ngấm độc tố, tạo thành nguồn chất độc làm ô nhiễm bên trong cơ thể.
Trong thời gian qua, sau khi thực hiện các liệu pháp đủ loại để giúp cháu Trần Doãn Hưng, tiếp theo là anh bạn “cũ mèm” từ thuở 20, tôi nhận ra mấy hiện tượng sau:
1. Những người bị bệnh béo phì đều có hiện tượng cơ thể nước rất nhanh. Anh bạn tôi khi chuyển từ nhịn khô sang nhịn ướt thì chỉ sau một ngày cân nặng đã vọt tăng hơn 1kg. Hóa ra tế bào mỡ chứa cực kỳ nhiều nước. Khi ta nhịn khô, cơ thể cần nước hơn bất cứ thứ gì nên cố gắng tận diệt tế bào mỡ để lấy nước. Nếu thời gian nhịn chưa đủ dài, tế bào mỡ chỉ bị xẹp lại, ép nước và chất béo ra, chứ chưa bị tiêu diệt hẳn. Do vậy, khi ta uống nước vào, các tế bào đó lại có cơ hội “hồi sinh”, lại tiếp tục tích nước, và cân nặng tăng trở lại ngay lập tức. Như vậy, quá trình giảm cân thực sự là phải tấn công vào hai mặt trận: giảm lượng mỡ, triệt tiêu lượng nước dư thừa – tiêu diệt tận gốc phần lớn các tế bào chất béo.
2. Trong quá trình giảm cân, phải vừa kiên trì, vừa cố gắng “ĐÁNH NHANH THẮNG NHANH”, để cơ thể không kịp làm quen với cái sự cứ mất nước rồi lại tích nước. Nếu để quá trình giảm cân diễn ra quá lâu thì hiệu quả sẽ ngày càng thấp, làm hầu hết mọi người mất hết kiên trì.
3. Khi cân nặng giảm được đến mức “cơ bản” (baseline) – là lúc lượng tế bào mỡ của cơ thể giảm đến mức thấp nhất trong khả năng của một cơ thể khỏe mạnh (theo kinh nghiệm của tôi, BMI của người Việt: nữ 19-20, và nam 21-22, cùng với các chỉ số mỡ, mỡ nội tạng đạt mức chuẩn) thì cân nặng sẽ không bị vọt lên nữa, không còn phụ thuộc vào ăn uống từng giai đoạn. Hiện cân nặng của tôi quãng 47 kg (BMI 19.5). Dù tôi có ăn nhiều đến mức nào thì cân nặng chỉ lên được chừng 0,5 kg, sau một hôm lại xuống. Vì vậy, tôi không phải lo lắng gì về chuyện này.
Với tôi, cuốn sách về nhịn khô của tác giả Sergey Filonov chính là sách GỐI ĐẦU GIƯỜNG. Là người từng tìm hiểu, đọc, nghiền ngẫm đủ loại thông tin về các phương pháp chăm sóc sức khỏe tự nhiên, tôi cũng phải thốt lên rằng: Quả thật, nhịn khô thật tuyệt diệu, nếu kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý và những phương pháp thải độc nhẹ nhàng khi cần thiết sẽ giúp ta giải quyết hầu hết các vấn đề sức khỏe.
MỘT ĐIỀU CẦN LƯU Ý: Do quyển sách được viết để hướng dẫn cho những người lần đầu thực hiện, nên khi đọc, bạn có thể cảm thấy khó và kéo dài quá, không thực hiện nổi, nhất là các bước chuẩn bị và kết thúc nhịn. Trên thực tế, tôi và những người đã thực hiện làm theo các bước sau, và thấy khá đơn giản. Quan trọng nhất là bạn phải thực hiện từ từ, hiểu thật rõ phản ứng của cơ thể mình. Các bước cơ bản được thực hiện theo trình tự như sau:
Tẩy sỏi gan, nhịn ướt
Ăn lại 1-2 ngày
Nhịn khô (16-48 tiếng)
Ăn lại một hoặc vài ngày
Nhịn khô 1 đến 5 ngày
Thứ tự ăn lại sau khi nhịn khô như sau:
Uống khoảng 0,5-1 lít nước, uống từ từ từng ngụm
Chừng 30-60 phút sau có thể thụt đại tràng (bằng baking soda hoặc cà phê)
Sau đó, ăn sữa chua hoặc kefir không đường. Ăn từ từ từng thìa, và phải nhai để thức ăn quyện với nước bọt.
Nghỉ ngơi chừng 2 tiếng, sau đó có thể bắt đầu ăn trái cây, rau củ, cháo gạo lứt nấu với cá. Lưu ý, ăn ít và chậm, vừa ăn vừa đo phản ứng của cơ thể: nếu thấy khó chịu thì ngừng ngay.
Có một NGUYÊN LÝ NẰM LÒNG: Nếu khi ăn lại mà thấy bị khó tiêu thì tạm ngừng ăn, nhịn 1 bữa, súc rửa ruột để đưa cơ thể về trạng thái bình thường. Thực hiện tiếp các bước ăn lại như trên.
Với bản thân tôi: dù nhịn 5 ngày, tôi chỉ cần tối đa khoảng 2 ngày cho bước ăn lại. QUẢ THẬT LÀ “SỨC KHỎE LUÔN TRONG TAY TA”.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách về nhịn khô của tác giả Sergey Filonov. Rất cám ơn cháu Trần Doãn Hưng, biệt danh “Mắm”, đã bỏ công sức mày mò tra cứu và dịch sách để mọi người có cơ hội tiếp cận cách chăm sóc sức khoẻ này
Trần Bích Hà, Đồng sáng lập Viethealthy
Mục lục
Lời giới thiệu
20 câu hỏi và trả lời về nhịn khô
Lời giới thiệu của người phụ trách bản tiếng Anh và tiếng Ý
Duyên lành của nhịn trị liệu tại Nga và những đóng góp của Giáo sư Yuri Nikolayev
Lời giới thiệu của Sergey Filonov
Nhịn khô là gì?
Nhịn khô có phải là phương pháp tự nhiên?
Nhịn có thể hỗ trợ các tình trạng nào? Chỉ định và chống chỉ định đối với nhịn và
nhịn khô?
Đâu là cơ sở khoa học cho nhịn trị liệu nói chung và nhịn khô nói riêng?
Có những phương pháp nhịn (RDT) nào đang được nghiên cứu và phổ dụng trong
điều trị lâm sang (tại Nga)?
Đã có những phương pháp nhịn nào được phát triển và phổ biến ở Liên Xô (cũ) –
Nga?
Nhịn khô có những lợi thế gì so với nhịn ướt?
Nhịn khô kích hoạt những cơ chế nào của cơ thể?
Chuẩn bị cơ thể cho nhịn khô như thế nào là đúng?
Nhịn sẽ kèm theo những gì?
Nên nhịn khô ngắn ngày như thế nào?
Nhịn vào ngày nào và lúc nào là tốt nhất?
Kết thúc nhịn khô ngắn ngày (1, 2, 3, 4, 5 ngày) như thế nào cho đúng?
Lịch trình như thế nào là lý tưởng cho nhịn khô ngắt quãng tại nhà?
Có những cách nhịn khô nào?
Nên nhịn khô dài ngày như thế nào?
Nhịn khô ngắt quãng – Phương pháp này phù hợp với ai?
Làm thế nào để kết thúc đợt nhịn khô 9 ngày?
Những bệnh gì có thể chữa lành bằng nhịn khô?
Bác sĩ Filonov bác bỏ các lầm tưởng về nhịn khô trị liệu như thế nào?