Phương Pháp 5: Bản Sắc Nhân Loại - Edgar Morin

117.000₫ 130.000₫
Trạng thái: Còn hàng

Tác giả: Edgar Morin

Dịch giả: Phạm Khiêm Ích; Chu Tiến Ánh

Hình thức: Bìa mềm, 16 x 24 cm, 452 trang

Nhà Xuất Bản: NXB Tri Thức, 2023

Phương Pháp 5: Bản Sắc Nhân Loại - Edgar Morin

Phương Pháp 5: Bản Sắc Nhân Loại có vị trí đặc biệt trong bộ Phương pháp gồm 6 tập, cũng như trong các trước tác của Edgar Morin. Đây là "Công trình tổng hợp cả một đời người, tất cả mọi vấn đề trong các công trình trước đây của tác giả đều được tập trung trong một khuôn khổ và hòa âm mới mẻ".

Điều đặc sắc nhất của công trình này là ở chỗ nó tập trung nghiên cứu con người như một thực thể siêu phức hợp: "Trong mọi loại sinh vật trên Trái Đất, chúng ta là loại duy nhất có bộ máy não - thần kinh cực siêu phức hợp, duy nhất có ngôn ngữ cấu âm kép để giao tiếp giữa cá nhân này với cá nhân khác, duy nhất có ý thức..."Nghiên cứu con người như vậy chính là "Nhân học phức hợp" (Anthropologie complexe).
Trước khi đi sâu vào nội dung tác phẩm, cần làm rõ khái niệm "Nhân học" (Anthropologie/Anthropology).
Nhân học đang còn là ngành học mới ở nước ta. Tên gọi, cũng như đối tượng và phạm vi nghiên cứu của nó đang có nhiều cách hiểu khác nhau, nhất là mối quan hệ giữa Nhân học với Nhân chủng học, Nhân học với Dân tộc học, Nhân học với Nghiên cứu Con người.

Nhân học và Nhân chủng học. Năm 2007, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh cho xuất bản cuốn sách của E.Adamson Hoebel (1906-1993) nhan đề Nhân chủng học khoa học về con người do Lê Sơn, Lê Trọng Nghĩa và Phạm Khương biên dịch. Sách nguyên là Anthropology: The Study of Man (xuất bản lần thứ III năm 1966, Nxb McGraw-Hill, New York), và theo chúng tôi chỉ nên dịch là "Nhân học: Nghiên cứu con người". Đây cũng là định nghĩa ngắn gọn về Nhân học của E. Adamson Hoebel,  một nhà nhân học nổi tiếng, Giáo sư danh dự Đại học Minnesota (Mỹ), Chủ tịch Hội Dân tộc học Mỹ (American Ethnological Society, 1946-1947) và Chủ tịch Hiệp hội Nhân học Mỹ (American Anthropological Association, 1956-1957). Đây là một công trình khoa học lớn, cho ta những tri thức cơ bản, có hệ thống về Nhân học (sách xuất bản lần thứ IV năm 1996).

Chúng ta đều biết, các nhà nhân học cuối thế kỉ XIX đã nỗ lực phân loại các cư dân trên thế giới thành những chủng tộc khác nhau. Việc làm này đã bị nhiều người lợi dụng để biện hộ cho chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Đến đầu thế kỉ XX phần lớn các nhà nhân học, nhất là các nhà nhân học Mỹ, tiêu biểu là Franz Boas, được coi là người khai sinh ra ngành nhân học Mỹ, đã bác bỏ cách phân loại dựa trên chủng tộc.

zalo