Tác giả: Trần Hữu Luyến
Nhà xuất bản: ĐHQG Hà Nội
Kích thước: 16x24 cm
Số trang: 400
Loại bìa: Bìa cứng
Sách-Tâm lý ngôn ngữ học trong hoạt động dạy học ngoại ngữ
Giới thiệu sách
Tâm lý học Hoạt động từ khi ra đời đến nay đã có bề dày thời gian tính bằng thế kỷ. Người sáng lập, người kế tục phát triển, những tư tưởng và nội dung khoa học, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa lý luận, thực tiễn và sự vận dụng vào cuộc sống của ngành Tâm lý học này đã rất nổi tiếng và được đánh giá cao trong giới Tâm lý học và những người quan tâm đến Tâm lý học trên phạm vi toàn thế giới. Ngày nay, trong thế kỷ XXI, những giá trị của Tâm lý học Hoạt động vẫn còn nguyên giá trị.
Thời gian qua, các nhà khoa học Tâm lý, Ngôn ngữ, Tâm lý Ngôn ngữ, Sinh lý, Thần kinh,... đã xây dựng được Khoa học Tâm lý Ngôn ngữ theo quan điểm Tâm lý học Hoạt động ở hầu hết các bình diện cơ bản của khoa học này như bình diện Tâm lý Ngữ âm học, bình diện Tâm lý Ngữ nghĩa học, bình diện Tâm lý Ngữ pháp học, v.v. Trong cuốn sách này, tác giả chỉ trình bày một số nội dung cụ thể của Tâm lý Ngôn ngữ học trong hoạt động Dạy học ngoại ngữ theo quan điểm Tâm lý học Hoạt động và được cấu trúc như dưới đây:
Phần thứ nhất - Những vấn đề lý luận của Tầm lý Ngôn ngữ học trong hoạt động dạy học ngoại ngữ, gồm: Chương 1 - Ngoại ngữ; Chương 2 - Hoạt động dạy học ngoại ngữ, và Chương 3 - Tâm lý Ngôn ngữ học.
Phần thứ hai - Các quan điểm Tâm lý học về bản chất Tâm lý Ngôn ngữ đối với xây dựng lý luận Dạy học ngoại ngữ, gồm: Chương 4 - Quan điểm Tâm lý học Liên tưởng đối với xây dựng lý luận dạy học Trị thức ngôn ngữ ngoại ngữ; Chương 5 - Quan điểm Tâm lý học Hành vi đối với xây dựng lý luận Dạy học kỹ xảo lời nói ngoại ngữ; Chương 6 - Quan điểm Tâm lý học Hoạt động đối với xây dựng lý luận dạy học kỹ năng lời nói ngoại ngữ; và Chương 7 - Bản chất tâm lý nắm vững ngoại ngữ trong dạy học kỹ năng lời nói ngoại ngữ.
Phần thứ ba - Tâm lý học Hoạt động về sản sinh và tiếp nhận lời nói đối với dạy học nói, viết, nghe và đọc hiểu ngoại ngữ, gồm: Chương 8 - Hoạt động sản sinh lời nói đối với dạy học nói và viết ngoại ngữ; Chương 9 - Hoạt động tiếp nhận lời nói đối với dạy học nghe và đọc hiểu ngoại ngữ; và Chương 10 - Quan điểm hoạt động đối với kiểm tra và đánh giá trong dạy học ngoại ngữ.
Phần thứ tư - Tâm lý Ngữ nghĩa học trong dạy học ngoại ngữ, gồm: Chương 11 - Quan điểm hoạt động về bản chất Tâm lý Ngữ nghĩa đối với dạy học ngoại ngữ; và Chương 12 - Bản chất tâm lý của từ đối với dạy học từ ngoại ngữ.
Phần phụ lục, gồm: Phụ lục 1- Phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng năng khiếu ngoại ngữ nhìn từ bình diện Sư phạm - Tâm lý học; Phụ lục 2 Cơ sở Tâm lý học xây dựng hệ thống bài tập tuyển chọn năng khiếu ngoại ngữ; và Phụ lục 3 - Kỹ năng lời nói trong dạy học ngoại ngữ...
Cuốn sách rất bổ ích cho các nhà quản lý, các thầy cô giáo, nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên ngoại ngữ/ngôn ngữ, cũng như các nhà Tâm lý học, Giáo dục học, các bác sỹ, nhà trị liệu, những người ở các ngành khoa học liên quan đến ngôn ngữ/ngoại ngữ và những người quan tâm đến ngôn ngữ/ngoại ngữ.
Tác giả GS.TS.NGND. Trần Hữu Luyến
----- Trích Lời nói đầu