Tác giả: HT. Thích Ấn Thuận
Việt dịch: Thích Hạnh Bình – Thích Huệ Hải
Nhà Xuất: NXB Bản Hồng Đức
Bìa mềm – Số trang 2131 trang
Sự khởi nguồn và phát triển của Phật giáo Đại thừa thời sơ kỳ
Trích Lời nói đầu
Theo Ấn Thuận, Phật giáo Đại thừa được chia thành 4 giai đoạn: 1. Sơ kỳ (Bát-nhã Trung Quán), 2. Trung kỳ (Duy thức), 3. Hậu kỳ (Như Lai Tạng), 4. Vãng kỳ (Mật giáo). Tác phẩm “Sự khởi nguồn và phát triền của Phật giáo Đại thùa thời sơ kỳ” nhằm tồng hợp phân tích làm rõ tư tưởng Đại thừa thời sơ kỳ. Do vậy, nội dung tác phẩm này, tác giả làm rõ các vấn đề như:
Nguyên nhân hình thành tư tưởng Phật giáo Đại thừa, thế nào gọi là tư tưởng Đại thừa? Tư tưởng ấy bắt nguồn từ đâu?
Tại sao Phật giáo đến giai đoạn này phải hình thành tư tưởng Đại thừa?
Tư tưởng ấy được xây dựng trên nền tảng gì và phê phán đối tượng nào? Và sự diễn biến phát triển kinh điển Đại thừa…
Đây là những vấn đề khá quan trọng trong việc tìm hiểu tư tưởng Phật học Đại thừa…
Trải qua bao chương ngại khó khăn, cuối cùng tác phẩm ‘Sự khởi nguồn và phát triển của Phật giáo Đại thừa thời sơ kỳ’ (gồm 3 tập) cũng ra đời. Như vậy, ước nguyện Việt dịch tất cả tác phẩm học thuật của HT. Ấn Thuận của Trung Tâm Phật học Hán truyền đã hoàn tất. Với tôi, những tác phẩm này khái quát làm rõ lịch sử phát triển tư tưởng Phật học ở Ấn Độ và nói lên sự dị biệt giữa Phật học Ấn Độ và Trung Quốc. Đồng thời, những tác phẩm này còn giúp cho những ai quan tâm đến việc phiên dịch bộ Đại chánh tân tu Đại tạng kinh sang Việt ngữ, vì nội dung những tác phẩm này sẽ là chiếc chìa khóa mở ra làm rõ nội dung và quá trình diễn biến của bộ Hán dịch Đại tạng kinh này.
Tôi xin giới thiệu tác phẩm với những ai yêu thích cách lý giải Phật học của HT. Ấn Thuận.(Thích Hạnh Bình)
MỤC LỤC Tập I
CHƯƠNG MỘT: Tổng luận
CHƯƠNG HAI: Sự sùng kính di thể, di vật, di tích của đức Phật
CHƯƠNG BA: Sự lưu truyền thể loại Bổn Sanh, Thí Dụ, Nhân Duyên
CHƯƠNG BỐN: Khuynh hướng đối lập giữa luật chế và giáo hội
CHƯƠNG NĂM: Sự thể hiện pháp và xu thế phát triển
CHƯƠNG SÁU: Bộ phái phân hóa và Đại thừa
CHƯƠNG BẢY: Sự phát triển Phật giáo vùng biên địa
MỤC LỤC Tập 2
CHƯƠNG TÁM: Sự thích ứng mới mang tính ý thức tôn giáo
CHƯƠNG CHÍN: Sự mở đầu về kinh điển Đại thừa
CHƯƠNG MƯỜI: Pháp môn Bát-nhã ba-Ia-mật
CHƯƠNG MƯỜI MỘT: Sự liên hệ giữa Tịnh độ và pháp môn niệm Phật
MỤC LỤC Tập 3
CHƯƠNG MƯỜI HAI: Pháp môn Văn Thù Sư Lọi
CHƯƠNG MƯỜI BA: Tư tưởng Hoa Nghiêm
CHƯƠNG MƯỜI BỐN: Các pháp môn khác
CHƯƠNG MƯỜI LĂM: Quá trình biên tập và truyền bá Kinh điển Đại thừa thời sơ kỳ