Thời Thanh Xuân Của Tân Nhạc Ái Quốc - Nguyễn Trương Quý

192.000₫ 240.000₫
Trạng thái: Còn hàng

Tác giả: Nguyễn Trương Quý

Hình thức: Bìa mềm, 15.5 x 23 cm, 512 trang

Nhà xuất bản: NXB Trẻ, 2022

Thời Thanh Xuân Của Tân Nhạc Ái Quốc - Nguyễn Trương Quý

Những năm 1940 có thể xem như bản lề của một cuộc biến thiên to lớn trên con đường định hình bản sắc dân tộc chung và quốc gia chung của người Việt hiện đại. Trong quá trình can dự vào những cuộc vận động chính trị xã hội, Tổng hội sinh viên Đại học Đông Dương cũng cùng một quá trình chuyển hóa như nhiều đoàn thể thanh niên hay giáo dục khác trong cao trào giải phóng dân tộc năm 1945.

Nghiên cứu cũng khảo sát cuộc chuyển hóa của các tổ chức vốn dĩ gập ghềnh trước những vấn đề phân ly ý thức hệ xảy ra. Hà Nội là bối cảnh địa lý chính cho những hoạt động này diễn ra, và cũng mau chóng trở thành một chiến địa văn hóa khắc nghiệt trong suốt thập niên 1940 và cho đến tận những năm 1950 khi hòa bình lập lại ở miền Bắc. Cuối cùng, khi tập trung tìm hiểu các sản phẩm của Ban âm nhạc Tổng hội sinh viên Đông Dương với người đại diện là Lưu Hữu Phước, cũng như Văn Cao và nhóm Đồng Vọng cùng các hội đoàn văn hóa giáo dục trong thời điểm diễn ra tiến trình giành độc lập của một nước Việt Nam, nghiên cứu hướng đến việc làm sáng tỏ vai trò chính trị của hoạt động văn hóa giáo dục bên cạnh các cuộc đấu tranh vũ trang đã chi phối lịch sử mà số phận đất nước đã nếm trải.

Dắt giống nòi quê hương qua nơi lầm than... Gió tung nguồn sống, bùng cháy trong ta ngàn mở lửa hồng...

Một thời đại của những tráng sĩ ca bên cạnh những diễm tình ca. Khi bài hát tân nhạc đầu tiên ra đời, cũng là lúc những bản hành khúc khơi dậy lòng ái quốc của người Việt xuất hiện. Trong bối cảnh Đông Dương thuộc Pháp năm 1940, những người sinh viên và thanh niên chưa đến hai mươi tuổi đã viết những bài hát kể về chiến công xa xưa của các anh hùng dân tộc, kêu gọi tập hợp lực lượng kiến tạo một đất nước tương lai. Lưu Hữu Phước, Văn Cao cùng những nhạc sĩ tiền chiến đã tạo ra một bầu khí quyển âm nhạc sôi sục bằng những bài hát “thanh niên-lịch sử", thúc giục một lớp người Việt Nam mới giành lấy chính quyển trong cao trào giải phóng dân tộc năm 1945.

Thông qua sự hình thành của những bài hát ái quốc trong giai đoạn lịch sử đầy ắp các sự kiện lớn, du khảo Thời thanh xuân của tân nhạc ái quốc khắc họa câu chuyện văn hóa về việc các hội đoàn xã hội đã can dự vào cuộc đấu tranh giải thực và sự chuyển hóa của chúng dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc. Một Hà Nội “tinh hoa” là mảnh đất màu mỡ cho sự sáng tạo của một tổ chức đã vượt ra khỏi khuôn khổ một hội đoàn trí thức - Ban âm nhạc Tổng hội Sinh viên Đại học Đông Dương - với hạt nhân trung tâm là Lưu Hữu Phước cùng nhóm Hoàng MaiLưu. Một Hà Nội lầm than là nơi những lời ca gai góc bitráng của Văn Cao khởi lên cho một đoàn quân Việt Nam đi trong tưởng tượng, để rồi trở thành dự báo cho cuộc đấu tranh vũ trang chi phối lịch sử mà số phận đất nước đã nếm trải.

Thông tin tác giả

Tác giả Nguyễn Trương Quý

Nguyễn Trương Quý

Nhà văn Nguyễn Trương Quý sinh năm 1977 tại Hà Nội. Anh theo học và tốt nghiệp từ Đại học Kiến trúc Hà Nội. Sau một thời gian làm kiến trúc sư, anh đi theo đam mê với văn học và bắt đầu theo đuổi thể loại tản văn - thể loại anh được đánh giá là rất thành công. Hiện nay, bên cạnh viết lách, anh còn vẽ tranh, làm đồ họa và truyền thông. Nguyễn Trương Quý được trao tặng Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội năm 2019 cho tác phẩm “Một thời Hà Nội hát - Tim cũng không ngờ làm nên lời ca.”

Các tác phẩm anh từng xuất bản đều viết về mảnh đất Thủ đô, nơi anh sinh ra và lớn lên, gồm: “Tự nhiên như người Hà Nội” (2004), “Ăn phở rất khó thấy ngon” (2008), “Hà Nội là Hà Nội” (2010); “Xe máy tiếu ngạo” (2012), “Còn ai hát về Hà Nội” (2013), “Mỗi góc phố một người đang sống” (2015), - đều là những tản văn viết về con người và phố thị Hà Nội,tập truyện ngắn “Dưới cột đèn rót một ấm trà” (2013), du khảo “Một thời Hà Nội hát – Tim cũng không ngờ làm nên lời ca” (2018). Tác phẩm mới nhất của anh là “Hà Nội bảo thế là thường” (2020).

zalo