Hy Lạp cổ đại là một quốc gia ở Địa Trung Hải, lãnh thổ gồm miền lục địa Hy Lạp (Nam bán đảo Bancăng), miền đất ven bờ Tiểu Á và những đảo thuộc biển Êgiê.
Miền lục địa Hy Lạp gồm Bắc, Trung, Nam Hy Lạp.
Bắc Hy Lạp có dãy núi Pidơ chia vùng này thành hai phần: Epia phía Tây và đồng bằng Tetxali phía Đông.
Trung Hy Lạp là vùng có địa hình nhiều rừng núi chạy dọc ngang chia vùng này thành những khu vực nhỏ, hẹp, cách biệt với nhau, đáng chú ý là đồng bằng Attich và Bêôxi.
Nam Hy Lạp là một bán đảo có tên là Pêlôpônedơ với các đồng bằng Lacôni, Metxêni, Acgôlit.
Đất đai Hy Lạp không phì nhiêu, không thuận lợi cho việc trồng cây lương thực, địa hình lại còn bị chia cắt thành nhiều vùng đồng bằng nhỏ hẹp. Nhưng bù lại, Hy Lạp có nhiều vũng, vịnh, thuận lợi cho việc lập những hải cảng. Ở đây còn có nhiều khoảng sản lại tương đối dễ khai thác như đồng, vàng, bạc... Chính vì vậy, kinh tế Hy Lạp cổ đại chú trọng phát triển về công thương nghiệp hơn nông nghiệp, nhất là buôn bán đường biển. Đặc điểm này của kinh tế cũng làm cho nền văn minh Hy Lạp cổ tuy phát triển sau văn minh Ai Cập cổ, nhưng những lái buôn Hy Lạp trong quá trình ngang dọc trên Địa Trung Hải cũng học được nhiều điều hay từ Ai Cập và Lưỡng Hà.
Vùng ven biển Tiểu Á rất trù phú, đáng kể là đảo (bê, Latbôt, Kiôt, Xamột. Vùng biển Êgiê xưa kia là trung tâm thương mại với nền văn minh tối cổ Cret- Mixen vào thời gian trước thiên niên kỷ III.
Cuối thiên niên kỷ III, đầu thiên niên kỷ II, các tộc người thuộc ngữ hệ Ấn Âu liên tục từ vùng hạ lưu Đanuyp tràn xuống vùng Bancăng và các đảo thuộc biển – giê. Cuộc thiên di này kéo dài khoảng 1000 năm. Các tộc người này sau tạo thành dân tộc Hy Lạp, tự nhận cùng có chung nguồn gốc, ngôn ngữ, tín ngưỡng, tôn giáo và phong tục tập quán. Họ gồm các tộc người Đôrien, lônien, Akêen, Êôlien và tự nhận mình là con cháu của thần Helen, gọi quốc gia của họ là Henlat (có nghĩa là Hy Lạp)...