Mác-Lênin nhận định: Tôn giáo có nguồn gốc từ kinh tế, do đời sống sản xuất vật chất sinh ra, sự tồn tại hay biến đổi của
tôn giáo do đời sống kinh tế - xã hội quyết định. Cuốn sách Tôn giáo và công bằng kinh tế do Michael Zweig làm chủ biên, chính là một phần minh chứng rõ nét cho nhận định trên. Với kiến thức sâu rộng và trải nghiệm thực tiễn, tác giả đã trình bày những nghiên cứu chuyên sâu về hai phạm trù tôn giáo và kinh tế trong bối cảnh hệ thống xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên Xô cũ sụp đổ, nhiều nước Đông Âu đã chuyển đổi nền kinh tế theo chế độ tư bản chủ nghĩa với kỳ vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Tác giả đã phục dựng lại bối cảnh xã hội tư bản ở các nước phương Tây lúc bấy giờ, khi sự sung túc chỉ dành cho số ít người sở hữu tư bản, còn cảnh thất nghiệp, áp bức, nghèo đói, bất công diễn ra với hàng trăm nghìn người. Chính trong tình cảnh đó, tôn giáo xuất hiện như một "liều thuốc phiện" xoa dịu tinh thần của những cảnh đời cơ cực, bần hàn vì những giá trị nhân văn, cùng những điều thiện lành tôn giáo mang lại. Khi đó vai trò của các thiết chế tôn giáo trở nên vô cùng quan trọng khi đứng ra bênh vực nhóm người yếu thế trong xã hội này.
Với kiến thức sâu rộng và trải nghiệm thực tiễn, trong cuốn sách Tôn giáo và công bằng kinh tế, nhóm tác giả đã trình bày những nghiên cứu chuyên sâu về hai phạm trù tôn giáo và kinh tế trong bối cảnh hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, nhiều nước Đông Âu đã chuyển đổi nền kinh tế theo chế độ tư bản chủ nghĩa với kỳ vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Các tác giả đã phác họa bức tranh xã hội tư bản ở các nước phương Tây thời điểm đó, khi sự sung túc chỉ dành cho số ít người sở hữu tư bản, còn đa số người dân lâm vào tình cảnh thất nghiệp, áp bức, nghèo đói, bất công. Trong bối cảnh đó, tôn giáo xuất hiện như một “liều thuốc phiện”, xoa dịu nỗi đau tinh thần của những cảnh đời cơ cực, bần hàn, vì những giá trị nhân văn cùng những điều thiện lành mà tôn giáo mang lại. Cùng với đó, vai trò của các thiết chế tôn giáo trở nên vô cùng quan trọng khi đứng về phía lẽ phải, bảo vệ những người yếu thế trong xã hội.
Bằng lối phân tích lôgích, những đánh giá sắc sảo của các chuyên gia trong các lĩnh vực chính trị học và kinh tế học, như Michael Zweig, Norman K. Gottwald, Gregory Baum, Pamela K. Brubaker, Michael Lerner, Ann Seidman và Amata Miller, cuốn sách được chia làm bốn phần chính, cụ thể:
Cuốn sách được chia làm 4 phần chính:
- Phần I: Phạm trù đối thoại, gồm những phân tích sâu sắc về kinh tế học và thần học giải phóng; mối liên hệ chặt chẽ và có ý thức giữa kinh tế học và thần học.
- Phần II: Quan điểm tôn giáo về công bằng kinh tế, đi sâu phân tích mối liên hệ giữa niềm tin tôn giáo và các lợi ích kinh tế đang xung đột; phục dựng lại lịch sử và cuộc đấu tranh đòi công bằng kinh tế của Do Thái giáo và Cơ đốc giáo; chứng minh vai trò thứ yếu của phụ nữ trong xã hội đương thời và cách thức giải phóng phụ nữ dưới góc nhìn của tôn giáo, cụ thể là thần học giải phóng.
- Phần III: Cấu trúc của chủ nghĩa tư bản hiện đại, nêu bật hai vấn đề cần giải quyết là phân tầng giai cấp sâu sắc và sự đói nghèo cùng cực, đặc biệt là ở các quốc gia châu Phi; đồng thời làm sáng tỏ về kinh tế toàn cầu đang liên kết các quốc gia trên thế giới thành một mạng lưới phụ thuộc lẫn nhau.
- Phần IV: Những hàm ý chính trị, giới thiệu nền dân chủ hậu tự do và vai trò của cá nhân và cộng đồng trong xã hội và tự nhiên.
Bằng những phân tích, đánh giá, nghiên cứu sắc sảo của các chuyên gia trong các lĩnh vực chính trị học và kinh tế học, cuốn sách là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, độc giả quan tâm đến lĩnh vực tôn giáo, chính trị và kinh tế học.