Lễ phục cung đình cũng là một trong những yếu tố phản ánh dấu ấn văn hóa góp phần tạo nên bản sắc phong phú đa dạng của di sản trang phục dân tộc Việt Nam. Nghiên cứu nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn là đi tìm lại những tinh hoa, giá trị tinh thần, giá trị thẩm mỹ qua những biểu hiện về nội dung và hình thức của yếu tố mật độ, bố cục, hình tượng, hoa văn - họa tiết trang trí, màu sắ
Lễ phục cung đình triều Nguyễn (1802 - 1945) cho tới nay còn khá nhiều nguồn sử liệu, tư liệu hình ảnh, những di sản còn lưu giữ lại. Đó là những tác phẩm nghệ thuật của người xưa với sự kết hợp tinh tế của tạo hình trang trí và kỹ thuật may, thêu, dệt đã tạo lên một không gian chuyên biệt mang đậm dấu ấn của mỹ thuật cung đình triều Nguyễn.
Từ đầu thế kỉ XX đến nay có nhiều nguồn tài liệu phong phú về tổng quan mỹ thuật thời Nguyễn được nghiên cứu ở nhiều góc độ như lịch sử mỹ thuật, khảo cổ học, văn hóa học, sân khấu điện ảnh, kiến trúc.
Tuy nhiên, các công trình này không đi sâu nghiên cứu về tạo hình trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn. Đặc biệt là nghiên cứu nghệ thuật học dưới góc độ tiếp cận nghiên cứu liên ngành để chỉ ra giá trị nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn. Khoảng trống này cũng chính là hướng đi mới mà cuốn sách muốn thực hiện.