Triết Lý Sống Của Các Bậc Hiền Triết Thời Cổ Đại

408.720₫ 524.000₫
Trạng thái: Còn hàng

Tác giả: Donald Robertson, Frédéric Lenoir, Ryan Holiday, Stephen Hanselman

Hình thức: Bìa mềm, 304 + 430 + 420 trang

Thể loại: Triết lý nhân sinh

Nhà xuất bản: Trẻ, Tổng hợp TP.HCM, Thanh Niên, 2021

 

1. Sokrates, Chúa Giêsu, Đức Phật - Ba Bậc Thầy Của Cuộc Sống

Đây là cuốn sách mà bất kỳ ai đam mê triết học đều phải đọc

- "Điều quan trọng không phải là sống, mà là sống sao cho tốt đẹp" Sokrates.

- "Cho thì có phúc hơn là nhận" Chúa Giêsu.

- "Cầu cho chúng sanh thảy đều an lạc, Đã sanh rồi hoặc sắp sanh ra, Cầu cho tất cả đều an lạc" Đức Phật.

Cuộc khủng hoảng không thuần túy là kinh tế và tài chính, mà còn là triết lý và tâm linh nữa. Nó đưa ta về những câu hỏi phổ quát: cái gì khiến con người hạnh phúc? Cái gì có thể coi như sự tiến bộ thực sự? Đâu là những điều kiện cho một xã hội hài hòa?

Trái với cách nhìn con người và thế giới thuần thúy vật chất, Sokrates, Chúa Giêsu, và Đức Phật  ba bậc thầy của cuộc sống. Một cuộc sống mà họ không bao giờ đóng khung trong một quan niệm kín kẽ và giáo điều. Trải qua nhiều thế kỷ, lời dạy của các vị vẫn không một nếp nhăn, và vượt lên các dị biệt, chúng đồng quy trên điều chính yếu: hiện hữu của con người là quý báu và, dù đến từ đâu, mỗi người được mời gọi cầu tìm chân lý, tự hiểu biết chính mình từ thâm sâu, sống tự do, an hòa với chính ta và kẻ khác. Một thông điệp nhân bản và tâm linh, nó trả lời thẳng thắn cho câu hỏi cốt yếu: Vì sao tôi sống, tôi sống vì cái gì?

Họ dạy ta và giúp ta sống. Họ không đề nghị chúng ta một thứ hạnh phúc “chìa khoá trong tay”, mà thứ hạnh phúc là thành quả của một trải nghiệm đích thực trên chính mình. Họ nói về niềm vui hơn là về khoái lạc. Họ là những hướng dẫn viên đòi hỏi, những người “đỡ đẻ” tử tế, những người tỉnh thức muôn đời.

Frédéric Lenoir là triết gia và giám đốc tạp chí Monde des Religions. Frédéric Lenoir còn là tiểu thuyết gia và nhà viết kịch. Đặc biệt ông là tác giả hay đồng tác giả của La Promesse de l'angeCode Da Vinci: l'enquêteOracle della Luna và vở kịch Bonté Divine!. Sách của ông đã được dịch ra trên hai mươi ngôn ngữ.

Các sách đã xuất bản ở Việt Nam:

Đi tìm hạnh phúc - Một hành trình triết học, 2020

Linh hồn thế giới, 2020

Con tim thủy tinh, 2020

Sokrates, Chúa Giêsu, Đức Phật - Ba Bậc Thầy Của Cuộc Sống

 

2. Nghĩ Như Hoàng Đế La Mã: Triết Lý Khắc Kỷ Của Marcus Aurelius

Tôi tự hỏi ai là ứng cử viên sáng giá nhất mà tôi có thể sử dụng như một tấm gương của chủ nghĩa khắc kỷ, người mà những câu chuyện về ông sẽ khiến triết học trở nên sinh động và mang đến cho nó một hình thù rõ ràng khi được tôi kể lại. Câu trả lời hiển nhiên là Marcus Aurelius. Chúng ta biết rất ít về cuộc đời của hầu hết các triết gia cổ đại, nhưng Marcus là một vị hoàng đế La Mã mà cho đến nay vẫn còn khá nhiều bằng chứng về cuộc đời và nhân cách của ông.

Toàn bộ cuốn sách này được thiết kế để giúp bạn theo bước hoàng đế La Mã Marcus Aurelius trong việc có được sức mạnh tinh thần của nhà khắc kỷ và cuối cùng là một cảm giác thỏa mãn sâu sắc hơn.

Các nhà khắc kỷ có thể dạy cho bạn cách tìm ra chí hướng trong cuộc sống, cách đối mặt với nghịch cảnh, cách chế ngự cơn giận dữ nội tại, tiết chế ham muốn, trải nghiệm những nguồn vui lành mạnh, kiên nhẫn chịu đựng nỗi đau và bệnh tật một cách đầy tự tôn, tỏ ra can đảm khi đối mặt với lo lắng, đối phó với sự mất mát, và thậm chí có thể đối mặt với sự sống hữu hạn của con người trong khi vẫn bình thản như Socrates. Marcus Aurelius phải đối mặt với những thách thức khổng lồ trong thời gian trị vì đế chế La Mã. Tôi muốn mời bạn, với tư cách là một độc giả, cố gắng đọc cuốn sách này theo một cách đặc biệt, thử đặt mình vào vị trí của Marcus và nhìn cuộc sống qua đôi mắt ông, qua lăng kính triết lý của ông.

Hãy cùng xem chúng ta có thể đồng hành cùng ông trên chuyến hành trình mà ông đã thực hiện khi tự biến mình, qua từng ngày, thành một nhà khắc kỷ đầy bản lĩnh hay không. Nếu Số phận cho phép, có lẽ sẽ có nhiều người hơn có thể áp dụng sự khôn ngoan của chủ nghĩa khắc kỷ vào những thách thức thực sự và những vấn đề hằng ngày của cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, sự thay đổi đó sẽ không dễ xảy ra. Nó chỉ xảy ra khi chúng ta đưa ra một quyết định chắc chắn rằng, ở đây và ngay bây giờ, chúng ta sẽ bắt đầu áp dụng những ý tưởng như thế này vào thực tế. Như Marcus đã viết cho chính mình: Đừng lãng phí thời gian tranh luận về việc một người tốt nên như thế nào; hãy là một người tốt.

 

3. Khắc Kỷ: Từ Zeno Đến Marcus Aurelius - Ryan Holiday, Stephen Hanselman

Lý do duy nhất cho việc học triết học là để trở thành một con người tốt hơn.  Mọi lý do khác, như Nietzsche đã nói, chỉ là “những phê phán từ ngữ bằng những từ ngữ khác”.

Không có trường phái triết học nào lại tin vào luận điểm này – tức là việc thực quan trọng hơn ý tưởng – hơn là Trường phái Khắc kỷ, một trường phái triết học Hy Lạp cổ đại ra đời từ thế kỷ thứ III trước Công Nguyên.

Khác với những triết gia bàn giấy khác, trường phái Khắc kỷ quan tâm hơn tới việc ta sống ra sao. Họ quan tâm tới những quyết định bạn đưa ra, những nguyên nhân sau hành động và những quy luật bạn chọn khi đối đầu gian nguy. Họ quan tâm tới việc bạn làm gì chứ không phải việc bạn nói gì.

Triết lý Khắc kỷ giờ đây cần thiết hơn bao giờ hết. Họ không tập trung vào những ý tưởng phù du mà tập trung vào những hành động. Bốn phẩm hạnh cao quý nhất của họ vô cùng đơn giản và thẳng thắn: Thông thái, can đảm, chừng mực và công bằng.

Như Epictetus đã viết, “Có ai không mắc lỗi bao giờ không? Nhưng một người hoàn toàn có thể cố gắng để tránh mắc lỗi”.

Giống như các bạn, như Seneca, như Epictetus, như Posidonius đều đang cố gắng làm tốt nhất có thể. Tất cả đang cố gắng trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Tất cả đang đọc và thực hành, cố gắng và thất bại, đứng lên và làm lại.

Cuốn sách đưa chúng ta đến với cuộc đời và sự nghiệp bất diệt của những triết gia Khắc kỷ vĩ đại nhất Từ Zeno đến Marcus Aurelius. Họ đã sống, cống hiến cuộc đời mình cho triết học khắc kỷ và cho hạnh phúc của nhân loại.

Như C.S. Lewis từng nói: “Tất cả những bạo chúa và những kẻ chinh phạt mới giống nhau một cách buồn tẻ làm sao, trong khi các vị thánh khác nhau một cách đầy vinh quang thế nào”. Mỗi Khắc kỷ gia đều vĩ đại theo cách riêng của mình.

Sách Khai Minh trân trọng giới thiệu. 

zalo