Theo truyền thuyết Á Đông, uyên ương là đôi chim yêu thương nhau thắm thiết, bay đi nơi đâu hay đậu lại chỗ nào cũng phải liền cánh. Khi một trong đôi uyên ương lìa đời, con còn lại cất tiếng kêu thương quạnh quẽ đến mỏi mòn nhỏ hết máu tim mình.
Uyên ương gãy cánh chính là khúc hoan ca rạo rực của một tâm hồn mới bắt gặp tình yêu và rồi trở thành tiếng thảm thiết tiếc nuối của một linh hồn vừa đánh mất người yêu, nghe như âm thanh thê lương của loài chim trong đôi bạn trống mái uyên ương khi con chim kia bỗng dưng gãy cánh.
Trong Uyên ương gãy cánh, tình yêu đối với Gibran và Selma, người nữ nhân vật chính, là chân lý, cái đẹp, Thượng đế, là trọn vẹn xác hồn cùng sự sống của đôi lứa, là mọi sự trên trần thế, niềm tưởng tiếc khôn nguôi và lời hẹn hò son sắt tới quá bên kia cái chết. Tình yêu ở đây không hoàn toàn mang tính lý tưởng cao thượng tinh thần hoặc nhuốm mùi nhục cảm tục lụy nhưng nó kết hợp linh hồn, làm biến đổi tâm hồn và thăng hoa tâm linh của hai kẻ yêu nhau. Tình yêu mang đôi nam nữ gắn vào nhau hai nửa phần thất lạc để đích thực thể hiện nhân tính, làm toàn mãn thiêng liêng tính và cùng sống với Thượng đế giữa trời cao đất thấp.
Uyên ương gãy cánh nằm trong Tủ sách Triết lý – Tư tưởng, thuộc dự án Tủ sách Đời người của Omega Plus . Phiên bản này có bút tích đề tặng viết tay kèm chữ ký của Gibran bằng tiếng Ả Rập, sử dụng theo bản in đầu tiên bằng tiếng Ả Rập năm 1912. Sử dụng bộ tranh của chính Gibran.
Về Tủ sách Đời người: Dự án Tủ sách Đời người đặt mục tiêu tinh tuyển tối thiểu 100 cuốn sách có giá trị trường tồn với các tiêu chí quen thuộc, phổ biến, dễ tiếp nhận đối với đại chúng, được hệ thống hóa nương theo nhu cầu của các thế hệ độc giả. Tủ sách hướng tới trở thành tủ sách cơ bản trong mọi gia đình Việt.
Sinh (06/01/1883 - 10/04/1931, tên đầy đủ tiếng Ả Rập Khalil Gibran Gibran, đôi khi viết là Kahlil) là một nghệ sĩ, nhà thơ và nhà văn Liban.
Sinh ra tại thị trấn Bsharri ở phía bắc Liban ngày nay (lúc đó là một phần của Mount Lebanon Mutasarrifate, Đế quốc Ottoman), khi còn trẻ ông di cư cùng gia đình đến Hoa Kỳ, tại đó ông nghiên cứu nghệ thuật và bắt đầu sự nghiệp văn chương của mình, viết bằng cả tiếng Anh và tiếng Ả Rập. Trong thế giới Ả Rập, Gibran được coi là một kẻ nổi loạn trong văn học và chính trị. Phong cách lãng mạn của ông là tâm điểm của sự phục hưng trong văn học tiếng Ả Rập hiện đại, đặc biệt là thơ văn xuôi, tách ra từ trường phái cổ điển. Tại Lebanon, ông được coi như một thiên tài văn học.
Ông chủ yếu được biết đến trong thế giới nói tiếng Anh vì cuốn sách The Prophet (tiên tri) năm 1923 của ông, một ví dụ đầu tiên của tiểu thuyết truyền cảm hứng bao gồm một loạt các bài tiểu luận triết học được viết bằng thơ văn xuôi tiếng Anh. Cuốn sách bán rất chạy mặc dù bị chỉ trích lúc đầu. Nó được phổ biến trong những năm 1930 và một lần nữa trong những năm 1960 với nền văn học chống văn minh xã hội. Gibran là nhà thơ có sách bán chạy nhất thứ ba của mọi thời đại, sau Shakespeare và Lão Tử.