Do hoàn cảnh lịch sử và điều kiện lịch sử, người Việt và người Hán, tiếng Việt và tiếng Hán đã có quan hệ giao lưu văn hóa và tiếp xúc ngôn ngữ từ lâu đời. Một trong nhưng kết quả của sự giao lưu và tiếp xúc đó là trong suốt cả quá trình phát triển lịch sử, tiếng Việt đã tiếp nhận và Việt hóa một số lượng lớn các từ ngữ gốc Hán đề làm giàu thêm tiếng nói của mình. Bởi vậy, việc nghiên cứu từ vựng này là vô cùng cần thiết cả về mặt khoa học lẫn thực tiễn. Đây là tài liệu cho việc giảng dạy và học tập cho sinh viên và học viên cao học.
Từ mấy thế kỳ trước,, những người biên soạn từ điển tiếng Việt và sách dạy tiếng Việt đã .phải đối mặt với việc xừ lý vốn từ vựng này. Đến năm 1912, H. Maspéro là người đầu tiên đã tiến hành thống kê và ông đã ngạc nhiên thấy rằng cỏ đến 60% vốn từ tiếng Việt là từ gốc Hán. Từ đó đến nay, nhiều nhà nghiên cứu như: Vương Lực, Đào Duy Anh, Lê Ngọc Trụ, Nguyễn Tài cẩn, Hồ Lê, PHán Ngọc, Hoàng Văn Hành, Nguyễn Văn KHáng, v.v. đã nối tiếp nhau đóng góp cho việc tìm hiểu các khía cạnh khác nhau của vốn từ Hán Việt.
Từ nay, "Từ vựng gốc Hán trong tiếng Việt" của TS. Lê Đình Khẩn chắc chẳn không chỉ trở thành một tài liệu tham khảo không thể thiếu cho những ai muốn đi sâu vào tim hiểu ảnh hường của tiếng Hán đối với tiếng Việt, mà còn có thể được sừ đụng làm giáo trình giảng dạy cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh các chuyên ngành ngữ văn và một số bộ môn khoa học xã hội khác.
Hơn thế nữa, về mặt lý luận, nó còn góp phần quan trọng trong việc bổ sung tư liệu và hoàn thiện hoá lý thuyết tiếp xúc ngôn ngữ học nói chung và tiếp xúc Việt Hán nói riêng. Việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đang có thêm được những cơ sờ khoa học tin cậy, ít nhất là những quan điểm và cách lý giải của tác giả cuốn sách này.
Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn ấy, "Từ vựng gốc Hán trong tiếng Việt” chắc chắn sẽ có đóng góp quan trọng trong quá trình giữ gìn và chuẩn hoá ngôn ngữ dân tộc, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dần tộc.
Sách Khai Minh trân trọng giới thiệu.