Từ lâu, một thực tế đã được chấp nhận, gần như được tôn vinh trong ngành công nghiệp sáng tạo rằng: thời gian làm việc dài, quy trình hỗn loạn và đồng nghiệp tự cao tự đại là cái giá bạn phải trả để tạo ra các tác phẩm tuyệt vời. Trên thực tế, nền văn hóa độc hại này là kẻ thù của sự sáng tạo, và với trách nhiệm giải trình và nâng cao tính minh bạch trong ngành – và nhiều lựa chọn hơn cho các tài năng trẻ – hơn bao giờ hết, cách làm không bền vững này là một quả bom hẹn giờ.
Đây là một cuốn sách thẳng thắn, thú vị dành cho tất cả những người làm trong lĩnh vực sáng tạo: sếp hoặc cấp dưới, phía agency hoặc khách hàng, làm việc trong lĩnh vực thiết kế, quảng cáo, xuất bản, thời trang hoặc phim ảnh.
Cuốn sách "Ủa Em! Đúng Nhận Sai Cãi" cung cấp các giai thoại, sơ đồ tự phân tích (Bạn có phải là kẻ khốn kiếp không?!), các bài tập và kế hoạch hành động để làm việc tốt hơn. Có thể dễ dàng triển khai các chiến lược đơn giản để tạo ra một nhóm hạnh phúc hơn, làm việc hiệu quả hơn và – quan trọng là – Công việc tốt hơn!.
Mục lục sách Ủa Em! Đúng Nhận Sai Cãi
Lời tựa
Lời nói đầu
Công ty tử tế là công ty tốt
Những cái tôi
Những cuộc họp
Thuyết trình đề xuất dự án
Xác định phạm vi dự án
Hướng dẫn thực hiện dự án
Ý kiến phản hồi
Thuyết trình
Giờ làm việc kéo dài
Khách hàng
Tuyển dụng và được tuyển dụng
Rời đi và sa thải
Khi không làm kẻ khốn kiếp lại khiến bạn trở thành kẻ khốn kiếp
Bản tuyên ngôn của kẻ không khốn kiếp
Lời cảm ơn
Trích đoạn sách Ủa Em! Đúng Nhận Sai Cãi
KẺ CÓ TỘI BỊ CHỈ ĐÍCH DANH
Mặc dù các lĩnh vực sáng tạo vẫn luôn có tiếng xấu về những thông lệ làm việc tồi tệ, nhưng trong quá khứ, trước sức hấp dẫn của họ, nhiều tài năng trẻ vẫn vui vẻ chấp nhận nền văn hóa độc hại nhân danh phát triển sự nghiệp ở đó. Tuy nhiên, vì kỷ nguyên số không có bí mật nên các nhân tài có thể dễ dàng phân biệt được vị trí nào và khách hàng nào có nền văn hóa tồi tệ. Những website như Glassdoor ra đời giúp các nhân viên có thể ẩn danh tính mà bày tỏ ý kiến về nơi làm việc của mình, và những lời nhận xét của họ được hiển thị công khai trước mắt những đối tượng tuyển dụng và khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Chỉ cần vài phút tìm kiếm, bạn sẽ thấy những bằng chứng rõ ràng về nền văn hóa xấu từng một thời được giữ gìn như chuyện thâm cung bí sử của các công ty giờ đây đang được phơi bày cho tất cả mọi người cùng biết.
CÁC DỰ ÁN SÁNG TẠO NGÀY CÀNG DÀI HẠN HƠN
Khi mà nguồn ngân sách marketing ngày càng đổ dồn về phía các dự án số, ngành sáng tạo cần phải dịch chuyển sang một mô hình dài hạn hơn và từ bỏ truyền thống “vắt chanh bỏ vỏ”. Khác với quá trình sáng tạo một đoạn phim quảng cáo trên tivi hoặc một chiến dịch marketing, việc xây dựng sản phẩm số là một quá trình diễn ra chậm chạp, kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm thay vì hàng tuần. Những loại hình dự án dài hơi như thế này đòi hỏi một tư duy hoàn toàn khác so với cách tiếp cận “đánh nhanh thắng nhanh” mà các công ty dịch vụ sáng tạo truyền thống vẫn thường sử dụng
Là một chuyên gia thiết kế từng giành được giải thưởng, tác giả, và họa sĩ minh họa đang sống và làm việc ở Los Angeles. Trên cương vị Giám đốc Sáng tạo, anh lãnh đạo các bộ phận sáng tạo và công nghệ của công ty Edenspiekermann trong các dự án xây dựng sản phẩm, thương hiệu, và thiết kế cho các khách hàng ở nhiều lĩnh vực khác nhau như biên tập, tài chính, phát triển bền vững, và giao thông vận tải.
Trong suốt 15 năm hoạt động trên cương vị chuyên gia thiết kế, Paul đã phụ trách nhiều dự án cho các công ty lớn như Red Bull, Google, Morgan Stanley, Time Inc., và nhiều công ty khác. Là người ủng hộ trường phái thiết kế lấy người dùng làm trung tâm, Paul đặc biệt chú trọng đến người dùng cuối trong các sản phẩm của mình. Là nhà lãnh đạo tư tưởng trong các lĩnh vực thiết kế và công nghệ, anh cũng thường xuyên viết bài đăng tải trên các tạp chí như Fast Company, AdWeek và Communication Arts.
Khi rảnh rỗi, Paul vẽ tranh minh họa cho Adloids, một website chuyên vẽ tranh châm biếm lĩnh vực sáng tạo do chính anh thành lập. Hiện anh đang sống ở Pasadena cùng với người vợ Nora và một chú chó săn chân lùn cực kỳ bướng bỉnh.