Có thể nói, trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp gian khổ của nhân dân miền Nam, và lịch sử đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc cổ vũ và động viên tinh thần đoàn kết đấu tranh của nhân dân bởi tác giả của nó không chỉ là nhân chứng khách quan mà có khi chính họ là những người đã trực tiếp tham gia vào cuộc chiến. Cho nên những sự kiện được kể lại trong và đôi khi còn rời rợi những cảm xúc của người địa phương và không khí hào hùng của một vùng đất phương Nam anh dũng:
"Toàn dân Bến Tre
Một lòng nổi dậy
Đồng Khởi năm ấy Một chín sáu mươi (1960)
Nổi dậy khắp nơi
Muôn người như một."
Cụm từ “ông già Ba Tri" đã trở thành thành ngữ phổ biến ở Nam Bộ nhằm chỉ nét tính cách đặc hữu “cương trực” của con người Bến Tre. Đó là ông Thái Hữu Kiểm từ quê Tự Nghĩa, Quảng Ngãi cùng gia đình vào định cư ở đất Ba Tri; Ba Tri được lập làng, ông làm Trùm Cả; thời Nguyễn Ánh chạy lánh Tây Sơn tới đây được ông giúp đỡ tận tình; ông cất chợ Ba Tri ngày càng phồn thịnh nhưng bị chức sắc làng An Hòa Tây đắp đập ngăn đường, ông làm đơn đi bộ ra triều đình thưa kiện bị thua, song nhờ vua Minh Mạng xét công trạng và lý lẽ “dù làng riêng nhưng rạch chung” nên ông thắng kiện.
Mọi người khâm phục lòng ngay thẳng, tinh thần vì dân vì nước, bất chấp nghịch cảnh và thời gian, dám đi bộ từ Ba Tri ra Huế nên được gọi là ông già Ba Tri.
Từ đó, các vị bô lão có lòng can đảm, cứng cỏi, trung trực, chịu đựng gian khổ, hết lòng vì dân vì nước cương quyết bảo vệ công lý thường cũng được gọi là ông già Ba Tri.