Về Pháp Quyền - Tom Bingham

134.400₫ 168.000₫
Trạng thái: Chỉ còn 191 sản phẩm

Tác giả: Tom Bingham

Hình thức: bìa mềm, 16x24cm, 350 trang

Thể loại: Luật học

Nhà Xuất Bản: NXB Tri Thức, 2023

Về Pháp Quyền - Tom Bingham

“Nhưng trong một thế giới bị chia rẽ bởi những khác biệt về quốc tịch, chủng tộc, màu da, tôn giáo và của cải, thì nguyên tắc này (pháp quyền) là một trong những yếu tố vĩ đại nhất (và có thể chính là yếu tố vĩ đại nhất) giúp chúng ta đoàn kết lại – điều mà chúng ta có thể coi như gần nhất với một tôn giáo thế tục phổ quát. Đó vẫn còn một lý tưởng, nhưng là một lý tưởng đáng để đấu tranh, vì lợi ích của một chính quyền tốt và hòa bình ở nước Anh nói riêng cũng như trên toàn thế giới nói chung.” Tom Bingham, trích Về Pháp Quyền Có nhiều cách để nhìn lại lịch sử phát triển của văn minh nhân loại. Mỗi cách lại có các tiêu chí và phân kỳ khác nhau để giúp chúng ta nhận diện được sự phát triển hay thụt lùi của nhân loại qua từng thời kỳ lịch sử. Một trong những cách đó là phân tích sự hình thành và phát triển của các khái niệm phản ánh những ý tưởng cách mạng, là bước ngoặt dẫn nhân loại đi theo một con đường văn minh mới. Chúng ta có thể kể ra một vài ý tưởng đã định hình văn minh nhân loại như niết bàn, sáng thế, tam cương ngũ thường, cộng hòa, dân chủ, luật tự nhiên, quốc gia-dân tộc, kinh tế thị trường, tư bản, chủ nghĩa xã hội… Các ý tưởng đó, tuy có thể bắt nguồn từ một dân tộc nhất định, đã theo bước chân của những kẻ chinh phục, hoặc là sự lèo lái của thương nhân hay các học giả mà bén rễ vào các vùng đất xa lạ khác. Từ đó, các khái niệm này góp phần tạo lập một nền văn minh mới, đôi khi là trong tư thế đối diện với các nền văn minh của dân tộc khác hoặc chính nền văn minh cũ của dân tộc đó. Trong số các khái niệm cách mạng đó, thật khó kiếm khái niệm nào gây nhiều cảm hứng và tranh cãi hơn ý tưởng về Pháp quyền (Rule of Law). Và cũng thật khó tìm thấy ý tưởng nào có ảnh hưởng lớn hơn tới dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20 hơn ý tưởng này.

Đầu tiên, đây là một khái niệm gây nhiều tranh cãi vì khó mà xác định rõ bản chất, vai trò, chức năng, và ý nghĩa của nó. .Khái niệm này có thể tiếp cận từ góc độ triết học, lịch sử, chính trị, văn hóa, nhân học, kinh tế, và tất nhiên là pháp luật. Cách nào cũng mang lại những góc nhìn riêng, ý nghĩa riêng, vai trò và chức năng riêng. Thật vậy! Như chính Tom Bingham đã giải thích trong tác phẩm của mình. Có quá nhiều cách tiếp cận và cách hiểu khác nhau với khái niệm Pháp quyền này? Nó có thể là “một tả ngắn gọn về những khía cạnh tích cực của bất kỳ hệ thống chính trị nào”. Hoặc là “một tên gọi thường dành cho trạng thái mà theo đó một hệ thống pháp luật hoạt động tốt trên phương diện pháp lý”. Hay là một “khái niệm cực kỳ mơ hồ”, tạo ra “những cách hiểu vô cùng khác nhau”. “Nó sẽ chỉ trở thành một công cụ hoa mỹ tự huyễn hoặc khác để tô vẽ cho những diễn ngôn trước dân chúng của các chính trị gia Anh-Mỹ. Do vậy, chẳng nên tốn chút nỗ lực trí tuệ nào cho những lời huyên thuyên của những kẻ thống trị.”

zalo