Việt Nam Danh Tác - Phù Dung Ơi, Vĩnh Biệt (Bìa Cứng) - Vũ Bằng

250.000₫
Trạng thái: Còn hàng

Tác giả: Vũ Bằng

Hình thức: Bìa cứng, 14.5 x 20.5 cm, 380 trang

Nhà xuất bản: NXB Hội Nhà Văn, 2022

Việt Nam Danh Tác - Phù Dung Ơi, Vĩnh Biệt (Bìa Cứng) - Vũ Bằng

Dựa trên bản in “Phù dung ơi, vĩnh biệt!” của Thế Giới, 1968; minh họa trong cuốn sách được lấy từ loạt bài về “Cai” đăng trên Trung Bắc chủ nhật (1942-1943).

“ừ chỗ sâu thẳm nhất của dạ dày tôi, khởi lên một trận thủy chiến dữ dội mà từ thuở cha sinh mẹ đẻ tôi chưa thấy bao giờ. Tôi có cảm tưởng như cả người sắp nhão ra thành bùn. Người tôi đẫm mồ những mồ hôi: mồ hôi ở lưng, mồ hôi ở trán, mồ hôi ở gót chân, mồ hôi ở bụng và mồ hôi ở cả lòng trắng con mắt chui ra nữa. À, à. Say ố ệ là thế này đây.”

(Trích “Phù dung ơi, vĩnh biệt!”)

-----

“Cuốn này in thành sách lần đầu vào năm 1942. Thực ra tôi viết vào năm 1940, từng kỳ trên báo “Trung Bắc chủ nhật. Trên báo và trên ấn bản đầu, sách lấy nhan đề là CAI. Nhưng vì lúc ra hậu phương, có nhiều bạn thấy chữ ‘cai’ lại tưởng tôi viết về đời cai, lính nên lần này tái bản tôi đổi tên sách ra là Phù dung ơi, vĩnh biệt!”, Vũ Bằng cho biết.

“Khi thay đổi tên sách, từ CAI thành Phù dung ơi, vĩnh biệt!, Vũ Bằng có lẽ thừa nhận tính lãng mạn của câu chuyện. Tuy thế, ta có thể xếp tác phẩm như một tư liệu tả chân xã hội cho phép mở rộng cái nhìn về đời sống dân sự của tầng lớp văn sĩ thời thuộc Pháp.” (Mai Anh Tuấn).

Thông tin tác giả

Tác giả Vũ Bằng

Vũ Bằng

Sinh (1913 - 1984) là nhà văn, nhà báo Việt Nam nổi tiếng của thế kỷ XX. Ông tên thật là Vũ Đăng Bằng, quê gốc ở Hải Dương, nhưng sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Ông theo học trường Trung học Albert Sarraut (nay là trường THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm) và lấy bằng Tú tài Pháp. Năm 16 tuổi, Vũ Bằng có truyện đăng báo và bắt đầu theo đuổi nghề viết lách với niềm say mê mãnh liệt. Một năm sau, ông xuất bản tác phẩm đầu tay Lọ Văn theo phong cách trào phúng. Thập niên 1930 và 1940, ông trở thành chủ bút tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy và thư ký tòa soạn tờ Trung Bắc Chủ Nhật. Từ cuối năm 1948, ông tham gia hoạt động trong mạng lưới tình báo cách mạng tại Hà Nội. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ông vào Sài Gòn, tiếp tục niềm đam mê viết lách trong lĩnh vực văn chương, báo chí và dịch thuật cho đến khi qua đời vào năm 1984.

Sinh thời, Vũ Bằng để lại nhiều tác phẩm giá trị như tiểu thuyết Bóng ma nhà mệ Hoát, hồi ký Bốn mươi năm nói láo và các tập tùy bút Miếng ngon Hà Nội, Thương nhớ mười hai. Năm 2007, nhà văn Vũ Bằng được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

zalo