Xã Hội Học Báo Chí - Trần Hữu Quang

230.000₫
Trạng thái: Còn hàng

Tác giả: Trần Hữu Quang

Hình thức: Bìa Mềm 

Thể loại: Xã hội học

Nhà xuất bản: Khoa học xã hội, 2023

 

Xã hội học báo chí - Trần Hữu Quang

Xã hội học báo chí là một bộ phận của bộ môn xã hội học về truyền thông đại chúng. Cách tiếp cận xã hội học đối với báo chí nói riêng cũng như đối với truyền thông đại chúng nói chung về căn bản không có khác biệt lớn. Nội dung cuốn sách này thực chất là trình bày về xã hội học truyền thông đại chúng, nhưng có chú trọng nhiều hơn tới lĩnh vực báo in. Chính vì lẽ đó mà tập sách mang tên Xã hội học báo chí.

Mục tiêu của tập sách là trình bày những nội dung chính yếu của bộ môn xã hội học truyền thông đại chúng, trong đó bao gồm 9 chương:

Mục lục
Danh mục các sơ đồ và bảng biểu
Những chữ viết tắt
Lời tựa cho lần tái bản thứ nhất
Lời nói đầu
CHƯƠNG 1:  THẾ NÀO LÀ TRUYỀN THÔNG VÀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
A. Khái niệm “truyền thông”
B. Quá trình truyền thông
C. Truyền thông đại chúng
D. Các phương tiện truyền thông đại chúng
E. Đại chúng và công chúng
F. Định chế truyền thông đại chúng
trong xã hội hiện đại : tạo lập ra một không gian
công cộng mới
G. Xã hội học về truyền thông đại chúng
CHƯƠNG 2: BÁO CHÍ THẾ GIỚI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGHỀ LÀM BÁO
A. Vài nét lịch sử báo chí và truyền thông trên thế giớ
B. Trường phái báo chí Anh-Mỹ
C. Trường phái báo chí Pháp
D. “Nghề” làm báo
CHƯƠNG 3 BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM
A. Từ thời Pháp thuộc đến năm
B. Những chức năng xã hội của báo chí từ đầu thế kỷ 20 tới năm
C. Báo chí trong thời kỳ đổi mới kể từ năm
D. Khảo sát những thay đổi về cấu trúc nội dung của ba tờ báo ở TP.HCM giai đoạn
CHƯƠNG 4: TÒA SOẠN, PHÓNG VIÊN VÀ HOẠT ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP
A. Bộ máy tòa soạn
B. Một ngày làm việc ở tòa soạn
C. Những mô hình phân công phóng viên
D. Vai trò “người gác cửa”
E. Những áp lực trong nghề nghiệp
CHƯƠNG 5 : NHÀ BÁO
A. Các nhà truyền thô
B. Về giới nhà báo ở Pháp
C. Về giới nhà báo ở Mỹ
D. Về giới nhà báo ở Việt Nam
E. Vị trí xã hội của nhà báo
CHƯƠNG 6: XÃ HỘI HỌC VỀ CÔNG CHÚNG
A. Những đặc điểm của công chúng
B. Ứng xử truyền thông của công chúng
C. Cách sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng nơi các tầng lớp công chúng
D. Phân loại công chúng
E. Những vấn đề nghiên cứu
F. Các lý thuyết về công chúng
CHƯƠNG 7 XÃ HỘI HỌC VỀ NỘI DUNG TRUYỀN THÔNG
A. Các đặc trưng của văn phong báo chí
B. Văn phong và nội dung bài báo
C. Phương pháp nghiên cứu nội dung truyền thông
CHƯƠNG 8 MỘT SỐ LÝ THUYẾT TIẾP CẬN TRONG XÃ HỘI HỌC TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
A. Các giai đoạn nghiên cứu
B. Quan điểm chức năng luận
C. Các lý thuyết phê phán
D. Lý thuyết tất định luận kỹ thuật
E. Trào lưu “Cultural Studies”
F. Lý thuyết không gian công cộng của Habermas
G. Những lý thuyết khác liên quan tới “không gian
công cộng”

CHƯƠNG 9: HIỆU ỨNG XÃ HỘI CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
A. Tác dụng “vạn năng” của truyền thông đại chú
B. Hiệu ứng gián tiếp của truyền thông đại chúng
C. Phổ biến thông tin và kiến thức
D. Giả thuyết về “hố chênh lệch kiến thức”
E. Lý thuyết “thiết lập chương trình nghị sự”
F. Truyền thông đại chúng và bạo lực
G. Hiệu ứng của báo in
H. Internet và hiệu ứng của những phương tiện truyền
thông mới
I. Truyền thông và phát triển xã hội
Tài liệu tham khảo
A. Tài liệu tiếng Việt
B. Tài liệu ngoại ngữ
Index (Bản tra cứu)

 

 SÁCH CÙNG TÁC GIẢ

Xã hội học - Những viễn tượng lý thuyết - Trần Hữu Quang

Click Vào Hình Ảnh Để Đặt Sách

Đây là quyển sách mà chúng tôi tập hợp lại một số bài viết về các lý thuyết xã hội học, kể cả những bài đã công bố và những bài chưa công bố, trong đó có những bài liên quan tới một số lý thuyết tổng quát về mối quan hệ giữa xã hội và con người (Phần 1), và những bài liên quan tới những góc nhìn lý thuyết trong một số lĩnh vực xã hội học chuyên biệt (Phần 2).

Đối với những bài đã công bố trong sách hoặc tạp chí nghiên cứu, chúng tôi nhân dịp này có sửa chữa và bổ khuyết những điểm mà chúng tôi nghĩ là cần thiết, kể cả về mặt thuật ngữ, từ ngữ dịch thuật, cũng như về mặt ý tưởng và tài liệu tham khảo.

Toàn bộ các bài viết trong quyển sách này đều là của chúng tôi, ngoại trừ bài “Quá trình lý tính hóa và xã hội hiện đại theo Max Weber” là của chúng tôi và đồng tác giả Bùi Văn Nam Sơn.

Về mặt chính tả, cách viết chữ i ngắn và y dài trong quyển sách này được áp dụng theo những nguyên tắc sau đây mà nhà nghiên cứu văn học Cao Tự Thanh đã xác lập, đó là “tất cả những từ thuần Việt có phần vần là i đều đã được ghi thống nhất với i”, và “chỉ có các từ Việt Hán mới ghi với cả i và y, vì cách đọc Việt Hán chia các từ Việt Hán i/y ra Tam đẳng Khai khẩu và Tam đẳng Hợp khẩu, trong đó nhiều từ thuộc loại Tam đẳng Khai khẩu được viết với y.” Và chúng tôi đã dựa theo bảng tra các từ trong quyển sách của tác giả này để kiểm tra lại cách viết những từ có chữ i ngắn và chữ y dài.

Chắc chắn quyển sách này không thể tránh khỏi những điều sai sót hoặc nhầm lẫn. Chúng tôi thành thực mong độc giả lượng thứ và hy vọng được tận tình chỉ giáo để chúng tôi sửa chữa hoặc bổ sung.

Sài Gòn, ngày 4-11-2019

 

Xã hội học nhập môn - Trần Hữu Quang

Click Vào Hình Ảnh Để Đặt Sách

Một cách tổng quát, có thể nói rằng xã hội học là bộ môn khoa học nghiên cứu về các mối quan hệ xã hội. Xã hội học ra đời do yêu cầu của bản thân sự vận động của xã hội, đặc biệt là trong những bối cảnh có nhiều biến động hoặc xung đột xã hội.

Một cuộc đình công chẳng hạn, chỉ là một cuộc đình công; nhưng người nào suy nghĩ và khảo sát kỹ hơn thì có thể lý giải cuộc đình công ấy bằng những nhận định như: tổ chức lao động tồi, lương thấp, công nhân không gắn bó với nhà máy…; cũng như có thể tiến hành những phân tích về các nhóm hoặc phe phái trong nhà máy, các loại thái độ của người lao động và của giới chủ nhân, mức độ chuyên quyền độc đoán của giám đốc, tính tích cực xã hội của công nhân … Và đằng sau những sự kiện có vẻ nhất thời ấy ở một nhà máy, người nghiên cứu còn có thể đi đến chỗ đặt vấn đề và nhận định về cả một hệ thống sản xuất, hay thậm chí toàn bộ một hệ thống xã hội.

Bất cứ một biến cố hay hiện tượng xã hội nào cũng đều là một kết quả phức hợp của rất nhiều nhân tố, từ những nhân tố mang tính chất kinh tế, cho đến những nhân tố mang tính chất chính trị, lịch sử và văn hóa. Chính tính chất phức tạp của các hiện tượng xã hội và các quá trình xã hội làm cho ngành xã hội học thường phải nghiên cứu liên ngành (và đôi khi cũng khó phân định ranh giới) với nhiều bộ môn khoa học xã hội khác như sử học, nhân học, dân tộc học, tâm lý học xã hội, kinh tế học, và ngôn ngữ học. Do đó, cũng không có gì đáng ngạc nhiên nếu xã hội học đã từng có thời bị đồng hóa vào triết học – với tư cách là ngành khoa học khái quát nhất về con người và vũ trụ.

 

 
zalo