Bài Học Phần Lan 3.0 - PASI SAHLBERG

160.000₫ 199.000₫
Trạng thái: Còn hàng

Tác giả: PASI SAHLBERG

Dịch giả: Đặng Việt Vinh, Lê Phương Anh

Loại bìa: Bìa mềm, tay gấp

Khổ sách: 16 x 24 cm

Nhà xuất bản: Thế Giới, 2021

BÀI HỌC PHẦN LAN 3.0

Chúng ta học được gì từ cải cách giáo dục Phần Lan? 

NỘI DUNG CHÍNH 

Bài học Phần Lan 3.0 của tác giả Pasi Sahlberg là phiên bản cập nhật so với phiên bản 2.0 mà Omega+ đã xuất bản vào cuối năm 2016.
Hai ấn bản trước của Bài học Phần Lan đã mô tả cách một quốc gia Bắc Âu nhỏ bé xây dựng nên hệ thống trường học cung cấp khả năng tiếp cận nền giáo dục đẳng cấp thế giới cho tất cả thanh thiếu niên trong nước như thế nào.

Ở Bài học Phần Lan 3.0, Pasi Sahlberg tiếp nối và cập nhật câu chuyện về cách Phần Lan duy trì thành tích giáo dục mẫu mực của mình, bao gồm cả cách nước này phản ứng với những thay đổi hỗn loạn trong nước và trên toàn thế giới như đại dịch Covid-19.
Bài học Phần Lan 3.0 cung cấp các tài liệu mới quan trọng về một số chủ đề như:
– Giáo viên và giáo dục giáo viên;
– Giáo dục trẻ em có nhu cầu đặc biệt;
– Vai trò của trò chơi trong giáo dục chất lượng cao;
– Các phản ứng của Phần Lan trước tình trạng bất bình đẳng ngày càng gia tăng, điểm số trong các cuộc thi quốc tế không như kỳ vọng và đại dịch toàn cầu.

Bài học Phần Lan 3.0 sẽ là tư liệu hữu ích cho những người làm công tác giáo dục, khoa học; nhất là trong lúc chúng ta đang “tìm đường” cải cách nền giáo dục hiện có nhiều điều bất cập trước yêu cầu của thời đại mới.

Cuốn sách đã dành được giải thưởng Grawemeyer (Hoa Kỳ) cho một ý tưởng có tiềm năng thay đổi thế giới (năm 2013).

| ĐÁNH GIÁ CỦA CHUYÊN GIA |

  • “Với Bài học Phần Lan 3.0, Pasi Sahlberg lại có một đóng góp vô giá khác trong việc hoạch định chính sách giáo dục dựa trên chuyên môn của giáo viên, lòng tin, sự tôn trọng, bình đẳng và sự tham gia của học sinh. Các hệ
    thống trách nhiệm giáo dục trừng phạt ở nhiều nơi trên thế giới có thể tham khảo Phần Lan như một lựa chọn thay thế đáng giá. Mọi nhà hoạch định chính sách, các bậc làm cha mẹ và giáo viên nên đọc cuốn sách này”. — Tony Wagner, thành viên nghiên cứu cấp cao, Học viện Chính sách Học tập (California)

  • “Bài học Phần Lan của Sahlberg đáng chú ý ở chỗ nó tán thành một hệ thống giáo dục khác với nhiều hệ thống khác ở các quốc gia tiên tiến trên thế giới và cung cấp nền tảng vững chắc về bối cảnh lịch sử khiến hệ thống giáo dục của Phần Lan trở nên mạnh mẽ và đầy cảm hứng.” — Education Review

  • “Bài học Phần Lan của Sahlberg mang tính cổ vũ, khích lệ lớn lao khi tác giả nhắc đi nhắc lại lưu ý rằng luôn luôn có hy vọng và khả năng cải cách một hệ thống quốc gia dù nó có vẻ ảm đạm đến mức nào.” — Philippine Daily Inquirer

| ĐOẠN TRÍCH |

“Đại dịch COVID-19 đã gây ra một cuộc thử nghiệm xã hội chưa từng có đối với các trường học. Thử nghiệm này kiểm tra tính linh hoạt, sáng tạo, tính chuyên nghiệp và kiên cường của các trường. Tuy chưa có nghiên cứu có hệ thống hay bằng chứng nào khác về cách trường học ở Phần Lan xử lý quá trình chuyển đổi sang việc dạy và học từ xa thế nào, nhưng một số dữ liệu khảo sát do các nhà chức trách Phần Lan thu thập vào cuối năm học cho thấy những thách thức chính là tình trạng học sinh không tiếp cận được với công nghệ và các khó khăn trong việc cung cấp hỗ trợ trực tuyến đối với các học sinh có nhu cầu.”

“Mọi người đôi khi hiểu nhầm công bằng giống với bình đẳng trong giáo dục. Nói cách khác là mọi học sinh nên được đối xử như nhau ở trường – được dạy cùng một chương trình, cùng một thời lượng, hay các em phải có kết quả học tập như nhau. Điều này cũng từng là niềm tin phổ biến ở Phần Lan suốt một thời gian dài từ khi cuộc cải cách trường học dựa trên sự bình đẳng lần đầu được tiến hành vào đầu thập niên 1970. Nhưng không phải như vậy, công bằng trong giáo dục nghĩa là thành tích học tập của học sinh ở trường không bị chi phối bởi hoàn cảnh xuất thân, tức là mức độ giàu có, nghề nghiệp, địa vị hay quyền lực của cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh. Điểm bắt đầu cơ bản của giáo dục công bằng là mọi học sinh phải được tiếp cận chương trình giảng dạy, cùng việc dạy và học chất lượng cao, bất kể nơi cư trú hay trường theo học. Theo nghĩa này, các trường học hay các hệ thống trường học công bằng hơn sẽ đảm bảo sự khác biệt trong kết quả giáo dục không đến từ sự khác biệt trong gia cảnh của học sinh.”

| TÁC GIẢ |

Pasi Sahlberg (sinh năm 1959) – Nhà giáo dục và tác giả người Phần Lan, từng là chuyên gia giáo dục cấp cao tại Ngân hàng  Thế giới, chuyên gia giáo dục hàng đầu tại Tổ chức Đào tạo châu Âu (Torino, Ý), Giáo sư về Chính sách Giáo dục tại Đại học New South Wales (Sydney, Úc), Giáo sư thỉnh giảng tại Trường Sau đại học về Giáo dục của Harvard và nguyên Tổng giám đốc Trung tâm Luân chuyển và Hợp tác Quốc tế (CIMO) thuộc Bộ Giáo dục và Văn hóa Phần Lan.

Giải thưởng:
– Giáo dục 2012 (Phần Lan)
– Robert Owen năm 2014 (Scotland)
– Lego năm 2016 (Đan Mạch)
– Học bổng cư trú Bellagio của Quỹ Rockefeller năm 2017.

Tác phẩm tiêu biểu:
– Finnish Lessons: What Can the World Learn from Educational Change in Finland (2011, 2015, 2021)
– Let the Children Play: How more play will save our schools and help children thrive (2019)
– In Teachers We Trust: The Finnish way to world-class schools (2021)

zalo