Biến động địa chính trị trên Internet tại Trung Quốc
Một cuộc thăm dò chuyên sâu về nền kinh tế chính trị của công ty công nghệ Trung Quốc Baidu, một công ty đã cùng với các gã khổng lồ khác như Alibaba và Tencent vượt lên trở thành công ty Internet hàng đầu thế giới.
Baidu, chứ không phải Google, là công ty cung cấp giải pháp tìm kiếm đang thống lĩnh Trung Quốc, thị trường Internet lớn nhất thế giới. Thị trường này không chỉ tác động đến nền kinh tế chính trị tại Trung Quốc mà còn ảnh hưởng rộng ra đến thị trường toàn cầu, đặc biệt là tới nền kinh tế Hoa Kỳ. BAIDU – Biến động địa chính trị trên Internet tại Trung Quốc phác thảo cuộc cạnh tranh khốc liệt trong thị trường công cụ tìm kiếm, đồng thời minh họa cho động lực liên tư bản trong lĩnh vực Internet Trung Quốc đương đại và nêu bật tính độc đáo của Baidu trên trường quốc tế khi công ty này chuyển sang lĩnh vực Trí tuệ Nhân tạo (AI) cũng như mở rộng sang các lĩnh vực công nghiệp khác. Yeo Shin-Joung mang đến một cái nhìn về quá trình định hình ngày một rõ nét của nền công nghiệp Internet toàn cầu dưới ảnh hưởng địa chính trị và sự tranh chấp cũng như hợp tác giữa các tập đoàn đa quốc gia và các chính phủ để kiểm soát khu vực kinh tế tư bản năng động nhất – Internet. Đây là một bản phân tích quan trọng và kịp thời cho bất kỳ ai quan tâm đến nền kinh tế chính trị của các ngành truyền thông và thông tin toàn cầu, đặc biệt là những người muốn tìm hiểu sâu hơn về ngành công nghiệp Internet tại Trung Quốc.
Thông tin tác giả Yeo Shin-Joung
Yeo Shin-Joung là phó giáo sư nghiên cứu truyền thông tại đại học Queens College, trực thuộc Đại học City University ở New York. Nghiên cứu của cô tập trung vào nền kinh tế chính trị của ngành truyền thông và thông tin xoay quanh lao động, chính sách và địa chính trị. Cô đã xuất bản một số công trình nghiên cứu như “Tech Companies and Public Health Care in the Ruins of COVID” (Các công ty công nghệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong đống đổ nát của COVID), “Access Now, but for Whom and at What Cost?” (Tiếp cận ngay, nhưng ai tiếp cận và với cái giá nào?), “Artists in Tech Cities” (Nghệ sĩ trong các thành phố công nghệ), “Science and Engineering in Digital Capitalism” (Khoa học và Kỹ thuật trong Tư bản số) và “From Paper Mill to Google Data Center” (Từ nhà máy giấy tới trung tâm dữ liệu của Google).