Bệnh Từ Miệng Mà Ra - Hiroki Morinaga

79.200₫ 99.000₫
Trạng thái: Chỉ còn 500 sản phẩm

Tác giả: Hiroki Morinaga

Dịch giả: Chi Anh

Hình thức: Bìa mềm

Nhà xuất bản: NXB Thế giới

Ngày phát hành: Tháng 12 năm 2023

Bệnh Từ Miệng Mà Ra - Hiroki Morinaga

Hầu hết các bệnh đều bắt nguồn từ “trong miệng”, hãy đọc cuốn sách này trước khi bị đau răng!

Bệnh nha chu được cho là ảnh hưởng đến khoảng 80% người trưởng thành. Đây được gọi là căn bệnh thầm lặng vì nó hầu như không có triệu chứng chủ quan, nhiều người không biết mình mắc bệnh. Tuy nhiên, rõ ràng là bệnh nha chu không chỉ là vấn đề ở miệng mà còn là một căn bệnh đáng sợ có liên quan đến môi trường đường ruột và các bệnh toàn thân khác như chứng suy giảm nhận thức, bệnh tiểu đường.

Trong cuốn sách “Bệnh từ miệng mà ra” bác sĩ Hiroki Morinaga giải thích mối liên quan giữa bệnh nha chu và các bệnh toàn thân, đồng thời giới thiệu cách chăm sóc răng miệng để ngăn ngừa bệnh.

Theo một cuộc điều tra bệnh nhân của Bộ Y tế,Lao Động và Phúc lợi Nhật Bản tiến hành vào năm 2014, số lượng bệnh nhân tới các phòng khám nha khoa trong một ngày để khám về răng sâu là 276.800 người, bệnh nhân tới khám vì viêm nướu, viêm nha chu là 428.200 người, cao nhất trong lịch sử. Bên cạnh đó, số bệnh nhân ngoại trú tới khám bị bệnh tiểu đường là 144.700 và khám bệnh cao huyết áp là 566.800 người.
Đây là số liệu về những người thường xuyên tới thăm khám, còn những bệnh nhân không đi điều trị do không phát hiện ra mình bị bệnh hoặc không có triệu chứng chủ quan thì không thể đếm hết được. Bệnh nha chu phát sinh do vi khuẩn xâm nhập từ các túi nha chu nằm giữa nướu và chân răng, tấn công vào xương ổ răng và ăn mòn chúng, làm cho răng bị gãy rụng, nên còn gọi là “bệnh truyền nhiễm giữa xương và nướu”.
Bệnh nha chu hiện nay được coi là “bệnh toàn dân” với khoảng 80% số người trưởng thành mắc phải. Nhưng dù nói như vậy, vẫn có không ít người nghĩ rằng bệnh nha chu không phải là một “căn bệnh”. Cho dù có thăm khám ra bệnh nha chu, chắc hẳn vẫn có người cho rằng nó không phải vấn đề gì to tát. Đây được coi là một cái bẫy rất lớn.

Tác giả hy vọng các bạn đã phần nào hiểu được tình trạng răng miệng và sức khỏe toàn thân có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đặc biệt, hãy đặc biệt lưu ý nếu tình trạng răng miệng của bạn đột ngột xấu đi. Đây có thể là dấu hiệu của một căn bệnh trên toàn cơ thể đang ẩn nấp đâu đó.

Sách Bệnh Từ Miệng Mà Ra của tác giả Hiroki Morinaga, dịch giả Chi Anh

MỤC LỤC:

80% người trưởng thành bị mắc bệnh nha chu
Thực thể đáng sợ của bệnh nha chu
Độc tố của bệnh nha chu và khả năng miễn dịch của cơ thể
Mối tương quan giữa bệnh nha chu và béo phì
Trạng thái sức khỏe toàn thân được thể hiện trong miệng
Khả năng phát hiện nguy hiểm đáng kinh ngạc của miệng
Kết quả bảng câu hỏi khảo sát “Điều hối tiếc nhất về sức khỏe trước khi nghỉ hưu”
Nha sĩ có thể nhìn thấy cuộc sống của bệnh nhân
“Tuổi xế chiều không khỏe mạnh” của người Nhật sống lâu nhất thế giới
Chìa khóa của tuổi khỏe mạnh nằm trong miệng!
Từ điều trị răng đến y học chống lão hóa
“Lý do” tôi trở thành bác sĩ được Hiệp hội Y học Chống Lão hóa Hoa Kỳ chứng nhận

CHƯƠNG 1
TẤT CẢ CÁC BỆNH ĐỀU BẮT ĐẦU TỪ RĂNG VÀ ĐI ĐẾN RUỘT!
Tất cả các bệnh đều xâm nhập qua đường miệng!
Răng khỏe mạnh sẽ không tốn tiền khám bệnh
Miệng là điểm đầu tiên của chuỗi domino trao đổi chất

Chất dinh dưỡng mà người hiện đại có xu hướng thiếu
Mối quan hệ giữa “sức khỏe răng miệng” và hệ miễn dịch
5 loại tuổi chênh lệch so với tuổi thực
“Có thể nhai” là điều cơ bản để duy trì sinh mệnh
Khuyến khích “1 miếng nhai 30 lần”
Nước bọt là “máu trong suốt” chống lại mầm bệnh! Thật tuyệt vời!
Mối quan hệ chặt chẽ giữa bệnh tiểu đường – hội chứng chuyển hóa (tiền béo phì) và bệnh nha chu
Các tướng quân và pharaoh cũng bị bệnh nha chu
Môi trường miệng và môi trường ruột có liên quan đến nhau
Chất độc của vi khuẩn xâm nhập từ túi nha chu lan ra toàn cơ thể!

CHƯƠNG 2
NGUYÊN NHÂN CHỨNG SUY GIẢM NHẬN THỨC CŨNG NẰM Ở MIỆNG!?
Suy giảm nhận thức là chứng viêm não
Độc tính của bệnh nha chu lan từ miệng ra toàn bộ cơ thể và đến não
Nổi bật trên tạp chí Time! Viêm nhiễm là “sát thủ bí mật”
Sự thật ngoài sách giáo khoa được chỉ ra bởi “bác sĩ phẫu thuật của Nhật Hoàng”
“CRP độ nhạy cao” phát hiện viêm mạn tính
Không thể nhai khiến chứng suy giảm nhận thức trở nặng!
Nguy cơ bị tách biệt khỏi xã hội vì “yếu răng miệng”

Các chất dẫn truyền thần kinh trong não được “tạo ra từ ruột”
Những việc nên làm để không bị mắc chứng suy giảm nhận thức

CHƯƠNG 3
NHỮNG LƯU Ý ĐỂ CÓ CHẾ ĐỘ ĂN LÀNH MẠNH
Thế nào là “bữa ăn lành mạnh”
Cơ thể con người được tạo thành từ protein
Điều gì hiệu quả trong việc loại bỏ hội chứng chuyển hóa và ăn kiêng?

Dữ liệu cho thấy tầm quan trọng của việc “có thể nhai”
Hãy ăn các loại thực phẩm đa dạng
Căn cứ cho thấy thức ăn nhanh là không tốt
Chứng “khô miệng” gia tăng
Cải thiện chất lượng nước bọt với protein và khoáng chất
Tự kiểm tra “mức phụ thuộc vào chất đường”
“Đường huyết cao sau khi ăn” là dấu hiệu của bệnh tiểu đường
Cách kiểm soát chỉ số đường huyết
“Hạ đường huyết” khi đường huyết cao!?
Có thể điều khiển được công tắc bật-tắt của vật chất di truyền
Môi trường đường ruột xấu khiến con người không thể cảm thấy hạnh phúc?

Bổ sung lợi khuẩn giúp cân bằng đường ruột
Lá ô liu là một chất kháng khuẩn vừa cũ vừa mới
Vi khuẩn helicobacter pylori – kẻ xấu kỳ dị không chết bởi dịch vị
Nguy cơ tiềm ẩn trong các thuốc dạ dày không kê đơn
Những chất dinh dưỡng ngăn ngừa lão hóa
Những thực phẩm gây bệnh mà chúng ta không hề hay biết
Một phương pháp điều trị được đề xướng bởi Tiến sĩ Pauling – người 2 lần đoạt giải Nobel
Xét nghiệm máu có thể phát hiện thiếu hụt dinh dưỡng
Hiệu quả thực sự của thực phẩm chức năng y tế được xử lý bởi các tổ chức y tế

CHƯƠNG 4
TỰ CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG
Tuổi thọ khỏe mạnh bắt đầu từ việc phòng ngừa các bệnh về răng miệng
Nên đánh răng khi nào?
Hãy nắm vững cách sử dụng các dụng cụ hỗ trợ vệ sinh và chỉ nha khoa!

Tầm quan trọng của kiểm tra định kỳ – không thể lấy được cao răng nếu không phải người chuyên nghiệp
Hãy nhìn vào trong miệng!
“Binh pháp Tôn Tử” trị bệnh nha chu!
Phương pháp khử khuẩn bằng khay 3DS
3DS – Dental Drug Delivery System
Không vật liệu nhân tạo nào tốt hơn răng của chính bạn
Đánh răng trước khi đi ngủ, dùng chỉ nha khoa
và thăm khám định kỳ!

CHƯƠNG 5
NHA SĨ TỐT VÀ NHA SĨ TỒI
Mối quan hệ tốt đẹp với bác sĩ nha khoa có thể thay đổi quỹ đạo cuộc đời bạn
8 lời khuyên để tìm được một nha sĩ tốt
Hãy bắt đầu từ việc có thể làm mà không cần quá sốt sắng
Chỉ cần không bỏ cuộc là được
Hãy lưu lại nhật ký một cách đầy đủ
Trước khi có suy nghĩ “đúng là mình không làm được” và định từ bỏ
Hãy tìm kiếm chuyên gia đáng tin cậy
Ví dụ thực tế về người phụ nữ 92 tuổi và 84 tuổi
Người hạnh phúc thường sống lâu hơn
Nụ cười là phương thuốc chống lão hóa tốt nhất

Sách Bệnh Từ Miệng Mà Ra của tác giả Hiroki Morinaga, dịch giả Chi Anh

zalo