Nội dung cuốn sách gồm ba phần, tập trung vào những nội dung chính sau đây:
– Xây dựng cơ sở lý luận trên cơ sở nghiên cứu các lý thuyết và cách tiếp cận nghiên cứu gia đình trong quá trình phát triển xã hội, hệ thống hóa các khái niệm và lý thuyết quan trọng nghiên cứu gia đình và biến đổi gia đình trong thời kỳ đổi mới; phân tích các văn bản pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước, các bộ, ngành liên quan đến biến đổi gia đình trong thời kỳ đổi mới.
– Phân tích thực trạng biến đổi gia đình Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (từ năm 1986 đến nay), tập trung vào các chiều cạnh biến đổi về hôn nhân, loại hình gia đình, quy mô gia đình và chức năng cơ bản của gia đình. Phân tích các nhân tố tác động đến biến đổi gia đình và mối liên hệ giữa chính sách và biến đổi gia đình Việt Nam.
– Nhận diện những thách thức mà gia đình Việt Nam đang đối diện, đề xuất những kiến nghị về chính sách và các giải pháp nhằm tăng cường những giá trị tích cực của gia đình đối với xã hội và các cá nhân.
Cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu về gia đình; cho các nhà hoạch định chính sách xã hội, các nhà quản lý và những ai quan tâm tìm hiểu về gia đình, sự phát triển của gia đình Việt Nam đương đại.