1. Định chế Pháp luật Dân sự thời Pháp thuộc và Việt Nam Cộng hòa (Chủ thể - Tài sản) (1308 trang; Giá bìa: 930k)
2. Định chế Pháp luật Dân sự thời Pháp thuộc và Việt Nam Cộng hòa (Nghĩa vụ I) (1364 trang; Giá bìa: 950k)
3. Định chế Dân sự & Tố tụng thời Pháp thuộc và Việt Nam Cộng hòa (Nghĩa vụ II - Tố tụng) (1132 trang; Giá bìa: 900k)
Tổng giá cả Bộ: 2780k
Lời người xuất bản
Kính thưa quý độc giả,
Cuốn sách quý vị đang cầm trên tay là một trong ba cuốn thuộc bộ sách: “Định chế Pháp luật Dân sự thời Pháp thuộc và Việt Nam cộng hòa” của tác giả Huỳnh Công Bá, người đã có nhiều công trình nghiên cứu thuộc cả bốn lĩnh vực: Lịch sử Việt Nam cổ trung đại, Văn hóa Việt Nam, Tư tưởng Việt Nam và Cổ Luật Việt Nam.
Huỳnh Công Bá là nhà giáo, nhà nghiên cứu, là tác giả mà chắc hẳn quý vị độc giả cũng khá quen thuộc với hơn 20 đầu sách chuyên khảo và hàng trăm bài báo nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín. Thầy là người đã giành cả cuộc đời để tận hiến cho khoa học cho đến cả những giây phút cuối cùng. Ghi nhận điều đó, rất nhiều tổ chức, đặc biệt là Liên hiệp UNESCO Việt Nam đã nhiều lần vinh danh thầy vào các năm 2017, 2018, 2019, 2020, 2021; và gọi thầy là "nhất nhân tam diện" - nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà giáo dục; là người thành công trên bốn lĩnh vực: lịch sử, văn hóa, tư tưởng, cổ luật.
Bộ sách chính là thành quả về một mảng đề tài mà tác giả đã rất say mê, đã ấp ủ, đã biên soạn và sưu tầm tài liệu từ rất lâu. Để hoàn thiện được bộ sách đồ sộ và toàn diện này, đòi hỏi bản thân người viết phải đạt đến một trình độ thẩm thấu và lý giải nhất định về luật học, mà như lời tác giả: “Bản thân tôi đã có sự kế thừa và tổng hợp từ những công trình nghiên cứu về Luật học, và cả những chuyên luận về Pháp luật của các Giáo sư Đại học Luật khoa đương thời ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975, mà ngày nay chúng đã trở thành ra một nguồn sử liệu” vô cùng quý giá trong việc nghiên cứu về lịch sử pháp luật ở Việt Nam dưới thời Pháp thuộc và Việt Nam cộng hòa. Bên cạnh đó, còn là các bộ luật đã được ban hành trong những thời kỳ lịch sử nói trên. Tác giả cũng chỉ nhận mình là “người trung gian” trong việc chuyển tải các gợi ý của những học giả đương thời bàn về Dân luật ở Việt Nam đến với người đọc mà thôi; xem đây chính là cánh cửa mở thông ra các chân trời khác lạ, nhằm giúp cho nhà khảo cứu có thêm được tầm nhìn và có được điều kiện để kiểm chứng những điều đã được rút tỉa từ trong ý kiến của các tác giả.
Cho đến những ngày cuối đời, khi đã nằm trên giường bệnh để chống chọi lại với căn bệnh ung thư đang hành hạ, thầy vẫn cần mẫn, tỉ mỉ để chỉnh sửa lại từng câu chữ quyển sách mà quý vị đang cầm trên tay đây. Là người chứng kiến được hình ảnh đó, nên tôi - Phạm Nhân Đức là người học trò nhỏ của thầy và anh Huỳnh Văn Nhật Tiến là con trai của thầy có trách nhiệm phải truyền tải được tinh thần tận hiến vì khoa học đó đến độc giả.
Cuối cùng, theo trao đổi với gia đình thầy, chúng tôi được biết gia đình vẫn còn lưu giữ một số đề tài nghiên cứu mà thầy chưa công bố dưới dạng bản thảo viết tay. Chúng tôi đã có kế hoạch và hy vọng trong thời gian tới, sẽ chuyển đến tay quý vị độc giả những bản thảo nghiên cứu này dưới dạng là những tác phẩm đã được chỉnh.