Một tổ chức muốn phát triển sẽ cần một nhà lãnh đạo dẫn dắt. Còn nếu chỉ nhắm tới duy trì tình trạng hiện tại, thì một quản lý đã có thể đảm nhận tốt nhiệm vụ này rồi. Nếu bạn không muốn doanh nghiệp hoạt động làng nhàng mà muốn phấn đấu nỗ lực, tiếp thêm năng lượng cho đội ngũ, mở rộng quy mô kinh doanh, bạn phải là một nhà lãnh đạo có tầm nhìn.
Đây cũng là thông điệp của cuốn sách “Từ quản lý đến lãnh đạo – Sứ mệnh dẫn đầu”: Đưa ra con đường hướng đến những mục tiêu cao xa hơn là điều bắt buộc khi bạn ở trên cương vị lãnh đạo. The Vision Driven Leader: 10 Questions to Focus Your Efforts, Energize Your Team, and Scale Your Business sẽ giúp bạn tìm ra cách thức kiến tạo tương lai và đưa doanh nghiệp của bạn phát triển theo định hướng một cách nhiệt huyết nhất.
“Từ quản lý đến lãnh đạo – Sứ mệnh dẫn đầu” được thiết kế xoay quanh mười câu hỏi để giúp bạn kiến tạo và định hình tầm nhìn của mình – một tầm nhìn rõ ràng, đầy hứng khởi và thiết thực; giúp bạn truyền cảm hứng đó cho đội ngũ và vượt qua những thách thức phía trước.
Các câu hỏi hoạt động giống như một phác đồ hỗ trợ bạn tập trung vào những điều thực sự quan trọng, đưa ra giải pháp thúc đẩy nỗ lực của bạn, tiếp thêm năng lượng cho đội nhóm và giúp doanh nghiệp của bạn phát triển vượt ngoài tưởng tượng. Các câu hỏi là những khớp nối liên hoàn trong một cỗ máy trợ lực đã được tin dùng trên toàn thế giới, khi sử dụng một cách chính xác và nhuần nhuyễn, chúng sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn hoạt động trơn tru hơn nhiều.
Nếu bạn là một nhà lãnh đạo – hoặc bạn lựa chọn trở thành một nhà lãnh đạo – và bạn khao khát trau dồi, học hỏi để kiến tạo và xây dựng tầm nhìn cho tổ chức của mình, thì hãy đọc cuốn sách này.
Trong một thế giới siêu cạnh tranh và khan hiếm tài nguyên, chỉ những doanh nghiệp có thể phát triển và tiếp thị các giải pháp mới, sử dụng ít tài nguyên, tiết kiệm chi phí mà vẫn duy trì được chất lượng thì mới có thể thành công. Tuy nhiên có một điều mà chúng ta có thể chắc chắn: Cơn khát tiêu dùng với những sản phẩm có chất lượng ngày càng cao sẽ không ngừng gia tăng, đồng thời lượng tài nguyên cần thiết để thỏa mãn nhu cầu này sẽ luôn là hữu hạn.
Việc giải quyết sự mâu thuẫn này đang nhanh chóng trở thành một trong những thách thức lớn nhất của giới kinh doanh trong thời đại ngày nay. Chúng ta không còn có thể xem phương châm làm tốt hơn với ít nguồn lực hơn như là giải pháp ngắn hạn để đối phó với tình hình kinh tế khó khăn nữa, mà nó phải trở thành chiến lược kinh doanh dài hạn thiết yếu. Trong thực tại mới này, chấp nhận thì doanh nghiệp sẽ tiếp tục phát triển, chối bỏ thì doanh nghiệp ắt sẽ lụi tàn.
Cuốn sách Frugal Innovation – Làm Tốt Hơn Với Nguồn Lực Ít Hơn cung cấp những chỉ dẫn cần thiết để doanh nghiệp tiếp cận phương pháp đổi mới sáng tạo tiết kiệm đúng cách. Khi mà sự trỗi dậy của chủ nghĩa tiêu dùng từng xảy ra trong thế kỷ 20 nay không còn nữa. Cách sống cần kiệm, khát vọng, tính cá nhân hóa và những giới hạn của tự nhiên đều đòi hỏi chúng ta thì Frugal Innovation: How to do better with less lại ra đời đúng thời điểm. Tác giả Radjou và Prabhu đã vẽ ra một bức tranh sống động về cách thức doanh nghiệp có thể pha trộn các giá trị và chất lượng để mang lại sự cân bằng cá nhân và xã hội mà những người tiêu dùng của thế kỷ 21 mong muốn.
Trong cuốn sách này, Radjou và Prabhu đã cho thấy những bài học đến từ các quốc gia đang phát triển khi họ bắt đầu tạo ra những tác động đến quy trình đổi mới tại các doanh nghiệp lâu đời ở phương Tây. Cuốn sách đã mô tả đầy đủ sự chuyển đổi và một vài khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện đổi mới sáng tạo tiết kiệm, đồng thời liệt kê các giải pháp thiết thực cho các doanh nghiệp mong muốn đổi mới sáng tạo nhiều hơn với chi phí thấp hơn
Khi sự biến động và bất định dần trở nên bình thường trong kinh doanh, các nhà quản lý tìm kiếm một cách tiếp cận mới để đưa công ty của họ phát triển; một quy trình được thiết kế đặc biệt để nắm bắt cơ hội từ sự không chắc chắn; một quy trình có thể tạo ra tầm nhìn chiến lược khác biệt; một quy trình huy động sức sáng tạo và năng lực kinh doanh trong nội bộ tổ chức. Và việc tạo ra các quy trình đó chính là mục tiêu của quyển sách Rethinking Strategy - Tư Duy Lại Chiến Lược.
Rethinking Strategy - Tư Duy Lại Chiến Lược cung cấp cho các tổ chức một quy trình đổi mới sáng tạo để phát triển chiến lược dành cho sự biến động và bất định ngày nay. Một quy trình như vậy sẽ tái định hình chiến lược như một nguồn lực và xem việc thiết kế chiến lược như một hoạt động học tập và sáng tạo chính của doanh nghiệp. Tư duy lại chiến lược đưa ra một cách tiếp cận toàn diện và thực tế để giải quyết 3 câu hỏi cốt lõi của việc phát triển một chiến lược thành công: “Tiếp theo là gì? Vậy thì sao? Bây giờ thì sao?”.
Trọng tâm của quy trình này là nghệ thuật phát triển các kịch bản và đánh giá khả năng dự đoán cũng như tính chuyển đổi của các kịch bản đó. Các kịch bản tạo điều kiện cho nhà quản lý xây dựng những quan điểm chiến lược ban đầu, nhìn nhận lại các môi trường tương lai mà họ có thể phải cạnh tranh dưới góc độ khác, và nhận thức lại vai trò cũng như chức năng của doanh nghiệp trong những bối cảnh tương lai.
Quyển sách Rethinking Strategy: How to Anticipate the Future, Slow Down Change, and Improve Decision Making này là hành trình của tác giả Steve Tighe từ vai trò quản lý bộ phận Tâm lý Người tiêu dùng tại Foster’s đến lĩnh vực nghiên cứu về tương lai và tầm nhìn chiến lược, và cuối cùng là lĩnh vực thiết kế chiến lược. Cuốn sách đúc kết kinh nghiệm học tập và thực tiễn mà tác giả đã tích lũy được trong giai đoạn này để đưa ra các phương pháp dự đoán tương lai và một quy trình hoàn chỉnh để phát triển chiến lược.