Tại sao bản năng chúng ta luôn cảm thấy thiếu thốn?
1. AI NÊN ĐỌC CUỐN SÁCH NÀY:
Những người quan tâm đến tâm lý, tư duy cũng như nền tảng sinh học của não bộ
Những người tò mò về tư duy khan hiếm và muốn chế ngự ham muốn có nhiều hơn
Những người hướng tới lối sống “vừa đủ” để cuộc sống trọn vẹn hơn
2. TÓM TẮT SÁCH
Thế giới đang dần trở nên quá tải với những thứ mà chúng ta luôn khao khát. Trong một thế giới tràn ngập ham muốn và sự quyến rũ của nhiều thứ khác, chúng ta cần hiểu tại sao con người luôn mong muốn nhiều hơn, đồng thời từ bỏ những thói quen xấu và tận dụng những gì chúng ta đang có.
Chế ngự tâm lý “no bụng đói con mắt" của Michael Easter đưa người đọc vào một hành trình kích thích tư duy để tìm hiểu sự phức tạp của tâm trí con người và lý do đằng sau những ham muốn vô độ của chúng ta. Easter khám phá khái niệm về tư duy khan hiếm, "vòng lặp thiếu thốn" - một chu kỳ liên tục khiến chúng ta mong muốn sở hữu nhiều hơn trong các khía cạnh khác nhau của cuộc sống, từ thực phẩm và của cải vật chất đến thông tin cũng như sức ảnh hưởng.
Cuốn sách đi sâu vào khoa học đằng sau những ham muốn này, rút ra từ khoa học thần kinh, tâm lý học và nhân chủng học. Cuốn sách cũng đưa ra những phương pháp đơn giản giúp chúng ta hướng tới lối sống “vừa đủ”,, củng cố những thói quen lành mạnh và sống trọn vẹn cũng như trân trọng những gì mình có, bao gồm:
Phát hiện các chỉ dấu khan hiếm tiềm ẩn để ngăn chặn ham muốn khi chúng bắt đầu
Khơi lại bản năng khám phá để có một cuộc sống thú vị và trọn vẹn hơn
Điều chỉnh cách chúng ta tư duy và khắc phục chứng thèm muốn cũng như những thói quen xấu
Nhận ra khi nào bạn đã “có đủ”
3. CUỐN SÁCH CÓ GÌ ĐẶC BIỆT
- Cuốn sách về tư duy khan hiếm đầu tiên trên thị trường, đóng góp cho bộ sưu tập những cuốn sách về tư duy - thế mạnh của Alpha Books, giúp độc giả nhìn nhận bản chất và khống chế ham muốn ko bao giờ ngừng nảy sinh, và biết cách sống sao cho thấy đủ và an yên với những gì mình có
- Xuất sắc vượt qua hàng triệu đối thủ khác lọt vào danh sách Amazon's Best books of the year 2023
- Tác giả Michael Easter là một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu hành vi con người và là giảng viên trường University of Nevada Las Vegas
- Cách tiếp cận của tác giả kết hợp nghiên cứu dựa trên nên tảng sinh học và tiến hóa cùng kinh nghiệm thực tế, tăng thêm độ tin cậy cho những ý tưởng được trình bày trong cuốn sách.
- Amazon’s Best Book of The Year 2023
4. CÁC TRÍCH ĐOẠN HAY
Nếu ngày nay chúng ta mở tủ quần áo ra khoe với một công nương thời xưa, hẳn người đó sẽ há hốc mồm. Một người Mỹ trung bình mua về 37 món trang phục mỗi năm. Một nghiên cứu khác cho thấy mỗi người chúng ta hiện sở hữu 107 món đồ. Nghiên cứu đó cũng trình bày chi tiết cảm xúc của chúng ta về 107 món đồ này. Nó phát hiện ra rằng chúng ta coi 21% trong số đó là không thể mặc được lên người. Chúng ta cho rằng 57% trong số đó là đồ không đẹp về mặt hình thức – quá chật hoặc quá rộng. Sau đó đến lượt 12% là đồ chúng ta chưa bao giờ mặc lên người. Còn lại 10%, hay 11 món đồ, là những thứ chúng ta thường xuyên mặc. Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ cho biết mỗi người trong chúng ta mỗi năm vứt bỏ khoảng 30 món quần áo và hàng dệt may.
Tư duy “no bụng đói con mắt” khao khát tạo dựng sự ảnh hưởng vì càng tạo ra nhiều ảnh hưởng lên người khác thì chúng ta càng có nhiều khả năng sống sót và lan truyền ADN của mình. Tầm ảnh hưởng giúp chúng ta có được những người đồng hành tốt hơn. Nó làm tăng khả năng vượt qua xung đột. Nó mang lại cho chúng ta một dự phần lớn hơn các nguồn tài nguyên khan hiếm. Nó thậm chí còn giúp chúng ta đào thoát khỏi các công việc tầm thường nhàm chán và phung phí năng lượng. Theo Anderson, loài người còn tồn tại thì sự ảnh hưởng vẫn còn có vai trò như một loại vitamin hoặc chất độc. “Sức khỏe, lòng tự trọng, sức khỏe tinh thần và thể chất của con người dường như phụ thuộc vào mức độ địa vị người khác ấn định về họ.”
“Nghiên cứu từ Viện Salk cho thấy một người bình thường ngày nay ăn ba bữa chính và nhiều bữa nhẹ khác nhau trong khoảng thời gian 15 tiếng. Làn sóng thực phẩm mới này kích thích sự lặp lại nhanh chóng và thôi thúc chúng ta ham muốn nhiều thứ hơn dù bản thân đã có đủ…
Tư duy “no bụng đói con mắt” phát triển trong một thế giới mà lương thực thực phẩm thường xuyên bị thiếu hụt. Vì vậy, nó luôn thèm muốn tất cả các loại thực phẩm, đặc biệt là những món ăn chứa nhiều calo. Một món càng phong phú và giàu calo thì càng ngon. Món ăn càng ngon thì chúng ta càng có xu hướng thèm ăn và ăn nhiều hơn đôi chút so với mức cần thiết. Cơ thể chúng ta dự trữ lượng thức ăn dư thừa đó dưới dạng chất béo. Trước đây, hoạt động tích trữ thêm mỡ là một cơ chế bảo hiểm chống lại cơn đói. Cơ thể chúng ta sẽ trích xuất lượng chất béo này để sinh tồn khi rơi vào tình huống khan hiếm lương thực, và để tìm lại năng lượng khi chúng ta không thể tìm thấy thức ăn…”