Combo (2 Cuốn Sách) Lịch sử chữ Quốc ngữ 1620-1659 -  Dòng Chảy Chữ Quốc Ngữ Trong Văn Hóa Việt

239.200₫ 299.000₫
Trạng thái: Chỉ còn 199 sản phẩm

Tác giả: Nhiều tác giả

Hình thức bìa: Bìa mềm

Nhà xuất bản: NXB Thế Giới

 

Combo (2 Cuốn Sách) Lịch sử chữ Quốc ngữ 1620-1659 -  Dòng Chảy Chữ Quốc Ngữ Trong Văn Hóa Việt - Nhiều tác giả

1.  Lịch sử chữ Quốc ngữ 1620-1659 (Bản thường) - Lm Đỗ Quang Chính

Để thực hiện công cuộc truyền đạo của họ tại Đại Việt, các giáo sĩ Dòng Tên ngay từ khoảng đầu thế kỷ thứ XVII đã cố gắng tạo nên một lối chữ viết căn cứ trên mẫu tự La Tinh, nhờ đó có thể diễn tả ngôn ngữ Việt. Từ những sự dò dẫm phiên âm các nhân danh và địa danh lúc ban đầu, cho đến lúc Đắc Lộ cho xuất bản hai sách Quốc ngữ đầu tiên vào năm 1651, các cố gắng tập thể của các nhà truyền đạo Tây phương cho phép thành lập chữ viết của chúng ta ngày nay.

L.m. Đỗ Quang Chính đã dựa trên các tài liệu để lại bởi chính các giáo sĩ nói trên để nghiên cứu giai đoạn hình thành của chữ Quốc ngữ này. Sự tiếp xúc sâu rộng của tác giả với các tài liệu đầu tay, được phân tích theo một phương pháp sử học chặt chẽ, đã khiến tác giả vạch lại một cách cặn kẽ sự biến chuyển của cách thức viết chữ Quốc ngữ trong tiền bán thế kỷ thứ XVII. Sự khám phá những tài liệu mới mẻ nhờ ở sự kiên nhẫn tìm tòi trong các văn khố và thư viện Âu châu cũng lại cho phép tác giả chứng minh với những bằng cứ cụ thể là đã có nhiều người góp sức vào việc sáng tác chữ Quốc ngữ, trong đó có cả sự góp sức của chính người Việt nữa.

Lịch sử chữ Quốc ngữ (1620-1659) chắc chắn là một sự đóng góp đáng kể cho ngành Ngữ học Việt Nam, đồng thời cung hiến cho chúng ta một số dữ kiện mới mẻ về xã hội Thiên Chúa giáo ở Đại Việt trong tiền bán thế kỷ thứ XVII.

2. Dòng Chảy Chữ Quốc Ngữ Trong Văn Hóa Việt - Nguyễn Thanh Quang, Linh mục Gioan Võ Đình Đệ

Cùng với những thăng trầm của lịch sử dân tộc, chữ Quốc ngữ ra đời cho đến nay đã hơn 400 năm. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về nguồn gốc và quá trình hình thành, phát triển chữ Quốc ngữ, bước đầu đã nhận định: Quốc ngữ là thứ chữ viết do các giáo sĩ Công giáo Tây phương, cụ thể là các vị thừa sai Dòng Tên, tạo ra từ mẫu tự Latin để ký âm tiếng nói của người Việt Nam vào đầu thế kỷ XVII. Khởi đầu công trình có sự cộng tác của một số người Việt. Sau đó, chính người Việt Nam qua các thời kỳ đã góp phần hoàn thiện loại chữ viết này. Tuy nhiên, lịch sử ra đời của chữ Quốc ngữ vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu như: nơi ra đời (phôi thai) chữ Quốc ngữ, vai trò của các Thừa sai trong truyền giáo liên quan đến một số nhân vật như Trần Đức Hòa, Alexandre de Rhodes…

Giáo sư Phan Huy Lê đã phát biểu rằng: “… Trên cơ sở những chứng cứ hiện nay, có thể kết luận, chữ Quốc ngữ trong trạng thái phôi thai, ra đời sớm nhất ở ba trung tâm: Nước Mặn, Hội An, và Dinh Chiêm, trong đó Nước Mặn có phần sớm hơn. Đó là ba dòng suối sớm nhất tạo nên nguồn dòng sông chữ Quốc ngữ. Đây là những cái nôi của chữ Quốc ngữ với những chứng cứ về người viết và dấu ấn văn hóa rõ ràng…”

Dòng chảy chữ Quốc ngữ trong văn hóa Việt giới thiệu bài phát biểu của Giáo sư Phan Huy Lê, các bài viết của a Linh mục Gioan Võ Đình Đệ giới thiệu về quê hương Bình Định và cảng thị Nước Mặn trong quá trình hình thành chữ Quốc ngữ, làm rõ vai trò quan trọng của các Thừa sai trong quá trình phôi thai chữ Quốc ngữ… Đồng thời công bố một số bài viết có thêm tư liệu mới như: nơi dạy chữ Quốc ngữ đầu tiên của các giáo sĩ phương Tây; những bản tường trình đầu tiên về khu truyền giáo Đàng Trong và “chữ Quốc ngữ tiền Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes)”; giới thiệu 3 tác phẩm rất quan trọng của Alexandre de Rhodes, được xuất bản tại Rôma năm 1651, là tài liệu vô giá, không những đã cống hiến cho chữ Quốc ngữ một hình thức xác định, một địa vị vững chắc, mà còn là viên đá tảng đầu tiên của ngữ học và văn học Việt Nam.

Bàn về lịch sử chữ Quốc ngữ trong những năm đầu thế kỷ XVII, nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến vai trò quan trọng của Quận công Trần Đức Hòa. NNC Nguyễn Thanh Quang cho rằng: Sẽ không công bằng khi nói về công lao của các nhà truyền giáo sáng tạo ra chữ Quốc ngữ tại cư sở Nước Mặn mà không ghi nhớ sự giúp đỡ của “văn nhân trẻ tuổi” và một số học sinh vùng Nước Mặn, đặc biệt là sự đóng góp mang tính quyết định của quan Trấn thủ Quy Nhơn - Trần Đức Hòa.

Sách còn giới thiệu nhiều bài nghiên cứu về vùng đất Bình Định, nơi có phong trào dạy và học chữ “Quốc ngữ” mạnh nhất ở “Đông Đàng Trong” những năm đầu thế kỷ XX; về vai trò của Nhà in Làng Sông - Quy Nhơn - góp phần rất đáng kể vào việc phát triển chữ Quốc ngữ cũng như văn hóa Quốc ngữ mà hiện nay vẫn còn để lại nhiều tác phẩm có giá trị.

Combo (2 Cuốn Sách) Lịch sử chữ Quốc ngữ 1620-1659 -  Dòng Chảy Chữ Quốc Ngữ Trong Văn Hóa Việt - Nhiều tác giả

zalo