Combo (2 Cuốn Sách) Sài Gòn Đi Qua Ký Ức - Văn Học Sài Gòn 1954-1975 - Những Chuyện Bên Lề (Lê Văn Nghĩa)

228.000₫ 285.000₫
Trạng thái: Chỉ còn 200 sản phẩm

Tác giả: Lê Văn Nghĩa

Ngày xuất bản: 01 - 2025

Kích thước: 13 x 20 cm

Nhà xuất bản: NXB Trẻ

Hình thức bìa: Bìa mềm

Số trang: 216

Combo (2 Cuốn Sách)  Sài Gòn Đi Qua Ký Ức - Văn Học Sài Gòn 1954-1975 - Những Chuyện Bên Lề (Lê Văn Nghĩa)

1. Sài Gòn Đi Qua Ký Ức

“Sài Gòn Đi qua ký ức” gồm 30 tạp bút của nhà văn - nhà báo Lê Văn Nghĩa, chọn lọc từ các tập sách đã in: “Sài Gòn dòng sông tuổi thơ”, “Sài Gòn khâu lại mảnh thời gian”, “Sài Gòn chuyện xưa mà chưa cũ”, “Sài Gòn những mảnh ghép rời ký ức”. Sách được tuyển theo các chủ đề: Di tích lịch sử - Văn hóa - Ẩm thực - Nghệ thuật, ghép nối thành thước phim tài liệu sống động trải dài từ đất Sài Gòn hơn nửa thế kỷ trước cho đến Thành phố Hồ Chí Minh của hiện tại.

Trải qua hơn ba trăm năm biến thiên lịch sử vật đổi sao dời, vạn bước chân người đi qua đường ngang ngõ dọc, Sài Gòn dần thay màu áo mới, nhiều nơi chốn đã thay tên đổi họ, trở thành hoài niệm với hai chữ “Hồi đó…” vấn vương trong ký ức người cũ. Thước phim thời gian đưa độc giả lần về quá khứ, về với kiến trúc và tàn tích, phố xá và hàng me, rạp hát và cải lương, áo dài và sân trường, sách vở và báo chí… Bước chân đi qua ký ức lại về đến Thành phố Hồ Chí Minh hôm nay, với những con đường lưu đầy dấu xưa chuyện cũ. Hãy lần giở từng trang sách, để bước vào chuyến hành trình ghé thăm những thắng cảnh lịch sử đánh dấu cột mốc hào hùng, lắng nghe âm vang lịch sử còn nhắc lại, hít hà hương thơm cà phê và bát phở sáng của người Sài Gòn, xao xuyến trước tà áo dài xưa mềm mại yêu kiều, đắm chìm trong làn điệu cải lương ngọt ngào da diết... Chuyến hành trình đó mang tên “Sài Gòn Đi qua ký ức”.

Sinh ra và sống trọn cuộc đời trên đất Sài Gòn, trong trái tim nhà văn Lê Văn Nghĩa đã hình thành một thứ tình cảm “nói chữ ‘yêu’ thì tôi không dám nói vì sợ tính cường điệu trong chữ ‘yêu’, nhưng chắc chắn tôi không thể sống rời xa thành phố này”. Chính vì vậy Sài Gòn hiện lên thật thân thương, sống động qua lăng kính của nhà văn. Tuyển tập tạp bút “Sài Gòn Đi qua ký ức” tiếp tục là khát khao tái hiện hình ảnh Sài Gòn một thời đã qua trong miền ký ức thương thương, nhớ nhớ ấy. Mai sau dù có bao giờ, Sài Gòn vẫn vẹn nguyên là một thành phố bao dung vạn người xa xứ, tích cực vươn mình lớn mạnh từng ngày, luôn kiên cường, anh dũng đứng lên đánh đuổi kẻ xâm lăng, kể từ bước chân mở cõi đầu tiên.

2. Văn Học Sài Gòn 1954-1975 - Những Chuyện Bên Lề

Với hàng trăm câu chuyện kể, Văn học Sài Gòn 1954 - 1975: Những chuyện bên lề đã làm toát lên được bầu không khí sinh hoạt văn chương nghệ thuật tự do phóng khoáng sống động, nhiều màu sắc, thuộc nhiều trường phái thể loại khác nhau của miền Nam trước 1975.

Cuốn sách mới nhất của Lê Văn Nghĩa không phải một tập chuyên khảo về văn học miền Nam được biên soạn một cách hệ thống như một cuốn văn học sử cận - hiện đại.

Như tên sách đã chỉ rõ, đó là những chuyện bên lề liên quan cả tính cách, lối sống, tình cảnh sống, thói quen sinh hoạt riêng tư lẫn những hoạt động sáng tác nghiên cứu công khai rất phong phú đa dạng của hầu hết văn nhân thi sĩ, nhà biên khảo tiêu biểu ở miền Nam, mà đất Sài Gòn là nơi thu hút đông đảo anh hào tứ xứ, trong giai đoạn phân ly của đất nước 1954 - 1975...

----

CÙNG "ĐỨNG CHUNG" TRÊN MỘT TẠP CHÍ

Lần đầu tiên và mở ra một hứa hẹn, tạp chí Nhà văn và tác phẩm (Hội Nhà văn Việt Nam) số 25 (9/10/2017), đã ra một số báo “đặc biệt” nhân dịp cuộc gặp mặt lần thứ nhất “Nhà văn với sứ mệnh đại đoàn kết dân tộc”. Lần đầu tiên 20 tác giả trong nước và 20 tác giả văn học Sài Gòn thời kỳ 1954 - 1975 có bài trên cùng một tạp chí. | Ngay lời nói đầu tạp chí viết: “Miền Nam là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam” - chân lý ấy dẫn chúng ta đến hệ quả: Văn chương miền Nam trước 1975 là văn chương Việt Nam, dẫu có rất nhiều khác biệt thì hôm nay đọc lại, chúng ta càng nhận ra diện mạo chung: Nền văn học Việt Nam thống nhất trong đa dạng, bổ sung, làm đầy nhau trên cùng một dòng chảy tìm về bến đỗ của nhân bản, yêu thương - nơi mà văn chương thuộc về”.

Tạp chí giới thiệu thơ của 10 nhà thơ: Bùi Giáng, Hoàng Trúc Ly, Phạm Công Thiện, Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền, Trần Dạ Từ, Nguyễn Bắc Sơn, Tô Thùy Yên, Thường Quán, Du Tử Lê.

Mười truyện ngắn của 10 tác giả: Dương Nghiễm Mậu, Duyên Anh, Nguyễn Thị Vinh, Bình Nguyên Lộc, Thế Uyên, Nguyễn Thị Hoàng, Trần Thị Ngh, Cung Tích Biền, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Mặc Đỗ. Tiểu luận phê bình của Huỳnh Phan Anh, Phạm Việt Tuyền.

 Bên cạnh đó là 10 nhà văn đã nổi tiếng trên văn đàn trong nước như Đỗ Chu, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Lê Minh Khuê, Phạm Thị Minh Thư, Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Quang Thiểu, Bảo Ninh. Mười bài thơ của Trần Dần, Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Khoa Điềm, Xuân Quỳnh, Trần Đăng Khoa, Ý Nhi, Thi Hoàng, Nguyễn Đức Mậu, Nguyễn Duy.

Riêng báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam số 42 (21/10/2017), trước ngày khai mạc cuộc gặp mặt đã đăng thơ Nguyên Sa, Phạm Thiên Thư, Nguyễn Đức Sơn, Thanh Tâm Tuyển, truyện Võ Hồng, bài Du Tử Lê, Nguyễn Bắc Sơn, Nguyễn Xuân Thiệp, bài của Khuất Bình Nguyên nói về thơ Tô Thùy Yên.

Và trong diễn văn khai mạc, nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam có cho biết: “Bảo tàng Văn học Việt Nam đã dành một phòng lưu giữ và trưng bày các tác phẩm của miền Nam đã xuất bản trước 1975, thu hút sự quan tâm của nhiều khách thăm”, “Nhiều đại biểu đã rất ngạc nhiên và xúc động thăm phòng trưng bày các tác phẩm sáng tác và công bố trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam. Họ bỗng hiểu ra rằng, những bước đi của sự hàn gắn, hòa hợp đã được Hội Nhà văn Việt Nam chủ động khởi hành từ lâu rồi” (Văn nghệ, số 43, tháng 10/2017).

Xin mời các bạn đọc, sau khi đọc xong quyển sách này tham quan bảo tàng văn học nhé. Lý thuyết rồi phải thực hành chớ.

Thông tin tác giả Lê Văn Nghĩa

Lê Văn Nghĩa Sinh (1953-2021) tại quận 6 (Chợ Lớn). Ông học tiểu học trường Bình Tây (nay là trường tiểu học Nguyễn Huệ, quận 6), học trung học trường Petrus Ký (nay là trường chuyên Lê Hồng Phong, quận 5). Ông tham gia phong trào học sinh - sinh viên yêu nước xuống đường đấu tranh trước năm 1975, bị bắt giam, từng bị đày ra nhà tù Côn Đảo. Chặng đầu vào nghề, Lê Văn Nghĩa hoạt động báo chí, từng là Phó Tổng thư ký toà soạn báo Tuổi Trẻ, phụ trách Chủ biên báo Tuổi Trẻ Cười, với các bút danh nổi tiếng: Điệp viên Không Không Thấy, Thằng Hề, Hai Cù Nèo, Đại Văn Mỗ... Làm báo và viết văn, ông được nhiều đồng nghiệp đánh giá là cây bút trào phúng hàng đầu của nền báo chí và văn học Việt Nam đương đại. Những tập truyện chứa hồi ức thời niên thiếu của ông ở Sài Gòn - Chợ Lớn đầu thập niên 1960 được bạn đọc nhiều thế hệ mến mộ.

Sách đã in:

  • Tào lao xịt bộp (tập truyện ngắn, 2010)

  • Mùa hè năm Petrus (truyện dài, 2012)

  • Chú chiếu bóng, nhà ảo thuật, tay đánh bài và tụi con nít xóm nhỏ Sài Gòn năm ấy (truyện dài, 2014)

  • Sài Gòn Khâu Lại Mảnh Thời Gian (tạp bút, 2018)

  • Tụi lớp nhứt trường Bình Tây, cây viết máy và con chó nhỏ (truyện dài, 2018)

Combo (2 Cuốn Sách)  Sài Gòn Đi Qua Ký Ức - Văn Học Sài Gòn 1954-1975 - Những Chuyện Bên Lề (Lê Văn Nghĩa)

zalo