Combo 4 quyển Triết Lí Của Người Ra Quyết Định Sai - Triết Lý Của Người Lười Biếng - Triết Lí Của Người Giàu Sang - Triết Lí Của Người Hai Mặt

524.800₫ 656.000₫
Trạng thái: Còn hàng

Tác giả: Nhiều tác giả

Dịch giả: Nhiều dịch giả

Hình thức: Bìa mềm, 13 x 19 cm, 1300 trang

Nhà Xuất Bản: NXB Thanh Niên, 2022

Combo 4 quyển Triết Lí Của Người Ra Quyết Định Sai - Triết Lý Của Người Lười Biếng - Triết Lí Của Người Giàu Sang - Triết Lí Của Người Hai Mặt

1. Triết Lí Của Người Ra Quyết Định Sai

Nếu chúng ta là người tử tế, chúng ta sẽ quan tâm đến người khác, kể cả những người có xu hướng tự làm tổn thương mình. Tất cả chúng ta đều từng có bạn bè hoặc người thân có tiềm năng phát triển nhưng phung phí hoặc thậm chí là hủy hoại cuộc sống của họ vì những thứ như lạm dụng ma túy, quyết định chi tiêu thiếu khôn ngoan hoặc thói quen ăn kiêng không lành mạnh.

Sự quan tâm mà chúng ta dành cho người khác thường thúc đẩy chúng ta tán thành luật pháp hoặc các biện pháp can thiệp riêng tư nhằm giữ cho mọi người không làm hại bản thân ngay cả khi đó là điều họ muốn làm. Tuy nhiên, những biện pháp can thiệp mang tính “gia trưởng” như vậy không hề tốt và chúng có xu hướng khiến chúng ta quên đi rằng chúng ta nên để những người trưởng thành tự quyết định.

Trong cuốn sách "Triết Lí Của Người Ra Quyết Định Sai", William Glod đã dùng lý lẽ để chứng minh cho luận điểm rằng việc để cho những người trưởng thành đưa ra những quyết định dù là tồi tệ không xấu. Kể cả khi những lựa chọn đó có nguy cơ gây ra nhiều tác hại thì cũng không có vấn đề gì. Hầu hết những người bảo vệ chủ nghĩa gia trưởng cũng đều đồng tình rằng một số lựa chọn tồi không nguy hại đến mức phải nhờ đến luật pháp ngăn chặn chúng. Tuy nhiên, Glod còn đi xa hơn khi lập luận rằng một số người có thể muốn - và xứng đáng - được tự do đưa ra những lựa chọn thực sự tồi tệ bởi vì sự tự do đó là cách duy nhất để họ có thể hành động có trách nhiệm. Ông cũng lập luận rằng một số lựa chọn “tồi tệ” thậm chí không tệ như chúng ta nghĩ, ngay cả khi chúng ta không thể biết được mong muốn thực sự của một người.

Thông tin tác giả

William Glod

Là Cán bộ Phụ trách kế hoạch cấp cao của Viện Nghiên cứu Nhân đạo, một tổ chức giáo dục phi lợi nhuận liên kết với Đại học George Mason tại Arlington, bang Virginia.

2. Triết Lý Của Người Lười Biếng

“Đừng lười biếng nữa!”

Chắc hẳn đôi lúc bạn sẽ nghe ba mẹ nói vậy khi đang mải mê đắm chìm trong trò chơi nào đó. Hoặc cũng có thể bạn sẽ nghe được những lời này từ một người bạn cùng phòng khi bản thân đang nằm dài trên ghế sô pha, tay cầm điện thoại lướt. Hoặc đơn giản đây là lời bạn tự nhủ với chính mình vào những ngày bạn chẳng làm gì. Nhưng lười biếng có gì xấu đến vậy? Chẳng lẽ lúc nào bạn cũng phải thể hiện mình là người hữu dụng sao?

Trái ngược lại với văn hóa phát huy hết hiệu suất làm việc của chúng ta, Alison Suen cảm thấy thật nực cười khi chúng ta luôn chỉ trích kẻ lười biếng – những cá nhân chỉ làm cho qua chuyện để được yên thân. Bà đưa ra phân loại những kiểu chỉ trích người lười biếng thường thấy, và biện luận rằng những đánh giá trên sai, hoặc là tiền đề của những đánh giá đó có vấn đề. Tuy cuốn sách này bào chữa cho sự lười biếng, nhưng nó không hề bênh vực lối sống lười biếng và nâng tầm nó lên thành chìa khóa hướng đến điều gì đó tốt đẹp hơn (như bước tiến mới của văn hóa hay sự tự giác ngộ bản thân gì đó), như một vài học giả vẫn nói.

Trên thực tế, Suen chỉ đề cập đến việc lười biếng thể hiện độc đáo vì nó chẳng phục vụ mục đích cao cả nào. Và đây hoàn toàn không phải là sự phản đối có toan tính đối với những bất công trong xã hội, cũng chẳng phải con đường đi đến tự do ý chí nào cả. Người lười biếng chẳng qua chỉ lười biếng mà thôi. Bằng việc nghiên cứu văn hóa phát huy hiệu suất làm việc, Suen đã nhận định một thực tế rằng đôi khi lười biếng không hề xấu, vậy thôi.

Trong cuốn sách này sẽ MINH OAN cho những người lười, buộc chúng ta phải cân nhắc trước khi miêu tả họ bằng những ngôn từ xấu xí.

“Triết lí của người lười biếng” không phải là thứ xảo ngôn lý cùn phiến diện biện minh cho thói chây ì của một nhóm người cụ thể, mà là một phân tích triết học dựa trên những bằng chứng khoa học có cơ sở về một chủ đề mà bấy lâu nay người ta vẫn dè bỉu khi nhắc đến – LƯỜI BIẾNG. Với ngôn từ linh hoạt nhưng không kém phần dí dỏm và hài hước, Alison Suen đã thực sự khiến những “người lười” bớt cô đơn.

Thông tin tác giả

Alison Suen

Là phó Giáo sư chuyên ngành Triết học tại Đại học Iona, New York. Bà cũng là tác giả của cuốn The Speaking Animal: Ethics, Language and the Human-Animal Divide (tạm dịch: Ngôn ngữ loài vật: Văn hóa, ngôn ngữ và sự phân chia Người-Vật) (2015) và cuốn Response Ethics (tạm dịch: Văn hóa phản ứng) (2018).

3. Triết Lí Của Người Hai Mặt

Hầu hết chúng ta trải nghiệm thế giới thông qua các quan điểm đối nghịch. Một công việc hay một tôn giáo có thể quan trọng và hoàn hảo khi nhìn theo một khía cạnh nào đó, nhưng ở một khía cạnh khác, nó thật tẻ nhạt hoặc nực cười. Một người bạn có thể ngốc ngếch ở góc nhìn này, nhưng lại thông minh dưới góc nhìn khác. Việc hai quan điểm cùng tồn tại một lúc có thể là điều đáng lo ngại, nó dấy lên mâu thuẫn trong việc đánh giá các giá trị và làm giảm khả năng sống có mục đích và hiệu quả của chúng ta.

Tuy nhiên, như Jennifer Church lập luận trong cuốn sách này, xung đột nội tâm có thể là một điều tốt, và nó không chỉ là một ngã rẽ tạm thời trên con đường đến với giải pháp. Cuốn sách này mô tả một vài kiểu mẫu của “lý trí kép” và giải thích tại sao cũng như làm thế nào để trạng thái này được duy trì. Church xem xét kỹ lưỡng một số ý tưởng phổ biến về bản sắc, bao gồm niềm tin cho rằng cuộc sống của chúng ta nên “có ý nghĩa” như một câu chuyện. Bà cũng xem xét tính hữu ích của lòng thấu cảm đối với ý thức kép, và các hình thức mỉa mai châm biếm và tiếng cười giúp chúng ta hưởng lợi ra sao từ việc giữ vững các quan điểm đối lập. Cuối cùng, Church mở ra tia hy vọng khi gợi ý chúng ta nên biết chấp nhận thực tế trong khi thi thoảng cũng nên được dẫn dắt bởi trí tưởng tượng.

Cuốn sách “Triết lí của người hai mặt” -  Đối thoại hài hước với người hai mặt về tâm lý mâu thuẫn dành cho bất kỳ ai có hai quan điểm đối lập cùng lúc, cũng có thể nói rằng, đây là cuốn sách dành cho tất cả mọi người.

Các lập luận chính trong cuốn sách “Triết lí của người hai mặt”: 

Lập luận chống lại một ý tưởng triết học lâu đời cho rằng: cần phải giải quyết những xung đột nội tâm vì chúng là hậu quả của sự đối nghịch trong hệ thống niềm tin.

Xem xét vai trò của lòng thấu cảm và tình bạn trong việc duy trì một hình thức ý thức kép có giá trị

Nhìn nhận mỉa mai và tiếng cười cho phép chúng ta thực hiện công việc của mình trong khi nhận thức được ý nghĩa tầm thường cuối cùng của chúng.

Cho thấy những tưởng tượng mâu thuẫn với niềm tin có thể đóng một vai trò tích cực trong cách chúng ta sống.

Thông tin tác giả

Jennifer Church

Là Giáo sư Danh dự Triết học tại trường đại học Vassar College ở Poughkeepsie, New York. Các nghiên cứu của bà trải dài ở nhiều chủ đề thuộc triết học nhận thức, bao gồm ý thức, tình cảm, phi lí trí, năng lực tri giác và tưởng tượng. Ngoài ra, bà cũng tìm hiểu về Kant, Freud, lí thuyết nữ quyền và triết học về âm nhạc.

4. Triết Lí Của Người Giàu Sang

Họ cho rằng muốn kiếm được nhiều tiền thì phải bóc lột người khác, và cách tốt nhất để rửa sạch vết nhơ đã gây ra là hãy cho đi thật nhiều. 

Trong cuốn sách “Triết lí của người giàu sang”, Jason Brennan sẽ chứng minh cho chúng ta thấy những nhận định của các nhà đạo đức học này là hoàn toàn sai lầm. Theo ông, nhìn chung thì càng kiếm được nhiều tiền, bạn càng làm được nhiều việc hơn cho người khác, và ngay cả một người làm công ăn lương trung bình cũng đang tích cực “đáp lại” xã hội chỉ bằng cách làm tốt công việc của mình. Ngoài ra, sự giàu có mang lại cho chúng ta sự tự do, trao cho chúng ta cơ hội tốt nhất để sống một cuộc đời đích thực.

Brennan cũng chứng minh cho chúng ta thấy các xã hội lấy tiền bạc làm quy chuẩn đã tạo ra những công dân thân thiện hơn, đáng tin cậy hơn và có thiện chí hợp tác hơn như thế nào. Và trong một chương khác đặt trọng tâm vào các nhà sử học về chủ nghĩa tư bản, Brennan lập luận rằng sở dĩ các quốc gia giàu có là nhờ các thể chế lành mạnh của họ, chứ không phải do áp dụng chế độ nô lệ hoặc chủ nghĩa thực dân trong suốt chiều dài lịch sử. 

Về quan điểm cho rằng người càng có nhiều tiền thì càng phải giúp đỡ người khác, Brennan cũng lưu ý chúng ta không sinh ra để gánh trên vai khoản nợ xã hội vĩnh viễn. Chẳng có gì sai nếu bạn giàu có và tận hưởng điều đó.

“Triết lí của người giàu sang” mang đến một cái nhìn mới mẻ, thú vị và có phần gây kinh ngạc và đầy khiêu khích về giàu – nghèo (hai mảng màu đối lập trong xã hội). Nó thách thức ngay cả những ý tưởng thuần túy và cố hữu về tiền bạc và sự giàu có như:

  • Người giàu nhất định nên làm từ thiện.

  • Người giàu không nên vung phí tiền bạc vào những thú vui tội lỗi…

  • Thế nhưng KHÔNG, cuốn sách đưa ra những lý lẽ và lập luận từ góc nhìn tâm lý học và kinh tế học, mở ra một cách tiếp cận hoàn toàn mới về tiền bạc và đạo đức, khích lệ chúng ta kiếm tiền, tiêu tiền và thậm chí là phung phí tiền bạc mà không phải cảm thấy tội lỗi miễn đó là tiền “sạch”.

Thông tin tác giả

Jason Brennan

Là Giáo sư về Chiến lược, Kinh tế, Đạo đức và Chính sách Công tại trường Kinh doanh McDonough, thuộc Đại học Georgetown, Mỹ. Ông là tác giả của 14 cuốn sách, bao gồm In Defense of Openness (2018) và Why Not Capitalism? (2014).

 

zalo