Combo Sách Ngôn ngữ và thân xác - Ca tụng thân xác (2 cuốn) - Nguyễn Văn Trung

108.000₫ 135.000₫
Trạng thái: Chỉ còn 100 sản phẩm

Tác giả: Nguyễn Văn Trung

Hình thức: Bìa mềm, 14x20 cm, 168 + 188 trang

Trọng lượng: 400 g

Nhà xuất bản: Tổng Hợp, 2022

Combo Sách Ngôn ngữ và thân xác+Ca tụng thân xác (2 cuốn) - Nguyễn Văn Trung

Ngôn ngữ và Thân xác - tác giả Nguyễn Văn Trung - thường được xếp vào danh mục sách triết học, bởi nó coi vấn đề ngôn ngữ liên quan đến thân xác là ngôn ngữ xác thực, đặc trưng của người Việt, một kiểu ngôn ngữ được tác giả xác định là “ngôn ngữ kinh nghiệm” - lành mạnh về cả phương diện nhận thức lẫn phương diện đạo đức.  

Ở ngay phần Tựa (viết năm 1967) cho Ngôn ngữ và Thân xác, tác giả Nguyễn Văn Trung đã vạch rõ giới hạn, hạn định cũng như lộ trình khảo sát mà quá trình đó tác giả gọi là “thử đưa ra một lối nhìn phác họa, một hệ thống giải thích” nhằm “gợi ý cho độc giả và những nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn để tìm hiểu tư tưởng, văn hóa dân tộc. - vốn được ông nhận định khi ấy là “vùng đất còn nhiều hoang vu”.

Ngôn ngữ và Thân xác gồm ba chương, lần lượt đặt trọng tâm khảo sát mối liên hệ giữa ngôn ngữ với tư tưởng, triết học, triết lý sống, thái độ sống... các dân tộc. Tác giả Nguyễn Văn Trung cho rằng ngôn ngữ dân tộc có vai trò quan trọng trong việc hình thành tư tưởng, quan niệm sống... của các dân tộc nói chung và của người Việt nói riêng. Ông viết: “...tìm hiểu tư tưởng Việt Nam từ ngôn ngữ, chúng tôi đã giới hạn việc tìm hiểu, vào một thực tại, một kinh nghiệm; kinh nghiệm liên quan đến thân xác... và ông cho rằng, cách sử dụng ngôn ngữ liên quan đến thân xác như vậy là cách thức người Việt “bày tỏ kiến thức, diễn tả tình cảm, giá trị tỉnh thần đạo đức” của mình. Từ đây, tác giả ứng dụng vào khảo sát các vấn để như cấu trúc, chiều sâu, ý nghĩa, công dụng... ngôn ngữ tục - có liên quan trực tiếp đến thân xác - qua các thể loại _ như truyện tiếu lâm, câu đố... cho đến các câu chửi, câu văng tục... 

Ngôn ngữ và Thân xác vốn ra mắt độc giả lần đầu cách đây đã lâu, cũng như trong bối cảnh đất nước chưa được thống nhất (1968), nên có đôi chỗ, những nhận định về lịch sử, tư tưởng, văn hóa, luân lý... - xét cả mặt khách quan và chủ quan - nay nhìn lại, đặt lại trong bối cảnh hiện nay, có thể có đôi chỗ chưa thật sự hợp lý, gây tranh cãi. Nhưng dù vậy, về cốt lõi, những bước đầu về cách đặt nền móng cho việc khảo cứu cụ thể về vẫn đề tư tưởng - ngôn ngữ dân tộc... để dẫn tới ứng dụng vấn đề ngôn ngữ cụ thể vào các lĩnh vực, ví dụ nghiên cứu, phê bình văn học... ở khía cạnh nào đó, vẫn còn giữ được nguyên giá trị “phương pháp khai khẩn” thuở nào của nó. 

Từ quan điểm của Nhà xuất bản, ở các phần liên quan đến ngôn ngữ tục (mà chính tác giả gọi là “phần gay go nhất”) chúng tôi có mạn phép viết tắt lại hay bỏ đôi chỗ - đặc biệt là những câu, những ví dụ có phần “dư thừa - ít nhiều tạo hiệu ứng phản cảm với độc giả hiện nay, nhưng vẫn không làm ảnh hưởng đến giá trị tổng thể cấu trúc của công trình này. Mong tác giả và bạn đọc thông cảm. 

..........

Thân xác là một thực tại thiết thân nhất, nhưng cũng thường bị coi như một vật xa lạ, bị khinh miệt trong việc tu trì, bị lãng quên trong đời sống hằng ngày, bị giản lược vào vai trò cái xác trong thân phận người đi ở, người lính đánh thuê, người gái điếm, người da đen... 

Đôi khi con người có dịp khám phá lại thân xác mình bằng kinh nghiệm đau ốm, đói khát, tàn tật, soi gương, xấu hổ, để nhận định thân xác là một thực tại hàm hồ qua sinh hoạt dục tính, là một tư thân, xác tôi tham dự tích cực vào mọi hoạt động tri thức, chân tay vào mọi giao ngộ với người khác và sau cùng, là một giá trị mà những kinh nghiệm về thừa (những cái thừa của con người; người là thừa đối với người) về thiếu (tàn tật, xấu xí) về mất (cái chết) là dịp làm cho con người ý thức được giá trị trên. 

Trong một xã hội luôn luôn đề cao những giá trị tinh thần và khinh miệt những gì là vật chất, xác thịt trên lí thuyết, nhưng thiết thực lại chỉ tôn sùng sức mạnh, đồng tiền, xác thịt, thiết tưởng cần phải hỏi ý nghĩa, giá trị đích thực của vật chất, thân xác và đề cao việc tranh đấu cho những giá trị vật chất, thân xác như bao hàm một ý nghĩa thiêng liêng, thần thánh vì “cái thiêng liêng cũng là xác thịt - PÉGUY.

zalo