Combo Sách Truyện Kinh Dị Việt Nam (Bộ 7 Cuốn) - Thế Lữ, TchyA, Lan Khai

236.400₫ 408.000₫
Trạng thái: Chỉ còn 200 sản phẩm

Tác giả: Thế Lữ, TchyA, Lan Khai
Nhà xuất bản: NXB Kim Đồng
Năm xuất bản: XB năm 2022
Trọng lượng 1413
Kích Thước: 20.5 x 13.5 x 6.5 cm
Số trang: 1247
Hình thức: Bìa Mềm

Combo Sách Truyện Kinh Dị Việt Nam (Bộ 7 Cuốn) - Thế Lữ, TchyA, Lan Khai

1. Truyện Kinh Dị Việt Nam - Vàng Và Máu

“Thuở nhỏ tôi theo học chữ Nho. Thầy đồ tôi là một người yêu văn, nhất là yêu tiểu thuyết. Tối đến, khi bọn trò chúng tôi đã học thuộc bài, thầy lại đem các truyện Tàu ra đọc và dịch sang quốc âm cho chúng tôi nghe.

Trong những truyện ấy, tôi thích nhất truyện Liêu Trai. Thầy dịch bằng một lối văn vừa giản dị, vừa có thi vị, thỉnh thoảng lại chêm một câu bình phẩm khôi hài, khiến chúng tôi cười rộ, và khiến tôi, tuy thời ấy mới chín, mười tuổi, mà nghe những truyện thần tiên ma quỷ không chút sợ hãi. Tôi chỉ mơ màng yêu mến những nhân vật trong truyện. Tôi yên trí rằng yêu tinh là linh hồn hiện thành hình người để làm những điều thiện, để trị tội những kẻ ác, để trả ân trả oán trong nhân gian.

Mười mấy năm sau, quay học lại chữ Nho, và đem bộ Liêu Trai ra xem, tôi tuy không có những cảm giác ngây thơ thuở nhỏ, mà những thi hứng, những thi tứ, tôi vẫn cảm thấy đầy rẫy trong câu văn hay.

Song có chút điều tôi không ưng ý, là lối kể chuyện của văn sĩ họ Bồ có phần dễ dãi quá: tác giả chỉ đem trí tưởng tượng ra mà bịa đặt, có khi không hợp lý chút nào. Cái đó, có lẽ ta cũng không nên trách tác giả: tác giả chỉ là một thi sĩ. Vả những câu đầy mộng mị, đầy ảo thuật kia chỉ để cho những thi liệu phong phú của tác giả có chỗ mà phô diễn ra được.

Tôi vẫn mong mỏi có nhà văn dung hợp được văn Thái Tây với văn Á Đông, để gây một lối văn viết theo óc khoa học mà vẫn giữ được thi vị của văn Tàu.

Nhà văn đó ngày nay đã có: chính là bạn Nguyễn Thế Lữ, thi sĩ trong Tự Lực Văn Đoàn.

Thực vậy, tác giả những truyện Vàng và máu và Một đêm trăng, đã tỏ ra có bộ óc khoa học của Edgar Poe và tâm hồn thi sĩ của Bồ Tùng Linh, hai nhà viết những truyện ghê gớm hay huyền hoặc làm cho độc giả yếu bóng vía phải rùng mình lúc đêm khuya.

Ấy cũng nhờ có thi vị mà truyện Vàng và máu không ghê gớm tuy vẫn làm cho ta phải rùng mình. Và nhờ có óc khoa học mà tác giả khiến truyện Vàng và máu không huyền hoặc chút nào, tuy đọc nhiều đoạn ta vẫn có cái cảm giác như sống trong một thế giới thần tiên, ma quỷ.

Truyện chỉ là một chuyện để vàng của người Tàu xưa nay các cụ già thường kể cho ta nghe. Nhưng truyện Vàng và máu gần sự thực biết bao. Trong truyện không có sự gì xảy ra mà không hợp lẽ, không có một cái kết quả nào là không có nguyên nhân chắc chắn vững vàng.

Tác giả lại khéo đặt cốt truyện vào giữa một nơi rừng rú sâu thẳm. Đọc truyện, ta tưởng tượng như đứng trước một cảnh vĩ đại, thâm u. Là vì những cảnh tả trong truyện toàn là những cảnh trong đó tác giả đã sống một quãng đời niên thiếu - tôi muốn nói tỉnh Lạng Sơn, nơi sinh quán của Thế Lữ.

2. Truyện Kinh Dị Việt Nam - Ba Hồi Kinh Dị

“Xuất bản tập Ba hồi kinh dị này, chúng tôi muốn giới thiệu với bạn đọc tập văn phẩm đầu tiên của ông Thế Lữ, để các bạn chú ý đến vết tích thứ nhất trong văn nghiệp của tác giả Vàng và máu và Trại Bồ Tùng Linh. Trong tập này có những đặc điểm nào có thể gọi là dấu hiệu báo trước những tác phẩm về sau của tác giả? Điều đó xin để nhà phê bình và cái trí phê bình minh mẫn của bạn đọc tìm ra. Ở đây chúng tôi chỉ cần phải nói trước để các bạn biết rằng, ba đoản thiên trong tập này viết ra trước đây đã ngót hai mươi năm, và ra đời sau đó ít lâu, nhưng trong một thể văn còn đơn giản, ngây thơ mà tác giả gọi là vụng dại. Tác giả đã tỏ ý ân hận về những “sản phẩm của tuổi trẻ dại” ấy trong cuộc trưng cầu ý kiến của một tờ tuần báo, coi là một lầm lỗi cần phải chuộc. Tác giả đã chuộc bằng cách đem viết cả lại thành những tác phẩm mới, và chỉ duy cái công trình sửa lại này tác giả mới công nhận là sản phẩm chính thức đầu tiên mang tên ký của mình.” - Đại La

3. Truyện Kinh Dị Việt Nam - Bên Đường Thiên Lôi

Thế Lữ là tác giả nhiều bộ tiểu thuyết trinh thám sớm nhất mà cũng đặc sắc nhất của lịch sử tiểu thuyết Việt Nam. Sự có mặt các tiểu thuyết trinh thám của ông đã làm phong phú kho tàng tiểu thuyết hiện đại nước ta, có thể so sánh với tác giả nổi danh Tây phương.

“Bên đường Thiên lôi” là một tập truyện ngắn kinh dị pha lẫn trinh thám rất tiêu biểu cho phong cách của Thế Lữ. 12 truyện ngắn trong “Bên đường Thiên Lôi” là 12 câu chuyện khiến bạn rùng mình, sợ hãi nhưng cuốn hút đến mức không thể rời khỏi trang sách.

Tác giả: Nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch Thế Lữ (1907-1989), tên thật là Nguyễn Thứ Lễ, bút danh khác: Lê Ta. Quê quán tại làng Phù Đổng, huyệnTiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Học trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Năm 1932 ông tham gia Tự lực Văn đoàn, là một trong những cây bút chủ lực của báo Phong hóa, Ngày nay. Từ năm 1937 bắt đầu hoạt động sân khấu kịch và đóng góp không nhỏ trong việc xây dựng nền sân khấu dân tộc. Từ 1957, là chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam…

Ông được giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật năm 2000.

4. Truyện Kinh Dị Việt Nam - Ai Hát Giữa Rừng Khuya

TchyA từng rất nổi danh bởi những vần thơ được gọt dũa điêu luyện, đầy thanh tao ý tứ, mang hơi hướng thơ Đường, và đặc biệt là tác giả của rất nhiều truyện truyền kỳ – kinh dị chịu ảnh hưởng phong cách liêu trai. Ông là một trong số không nhiều những nhà văn trước năm 1945 chuyên viết về thể loại văn chương này, được xem là “cha đẻ” của ma trành và thần hổ – những nhân vật tưởng như hoang đường kỳ dị mà rất đời, ám ảnh hàng chục thế hệ độc giả bấy lâu nay… “Ai hát giữa rừng khuya” là một tiểu thuyết kinh dị nổi bật của ông.

Tiểu thuyết “Ai hát giữa rừng khuya” là một trong những tác phẩm văn học kinh dị nổi tiếng nhất của Việt Nam. Tiểu thuyết của nhà văn TchyA (tên thật là Đái Đức Tuấn) kể về đời hồng nhan bạc phận của nàng đào kép Oanh Cơ. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ sống cùng anh và chị. 3 anh chị em đùm bọc nhau, sống bằng nghề đàn hát. Mong có cơ hội đổi đời, họ cùng nhau dấn thân vào vùng rừng thiêng nước độc. Định mệnh khiến họ phải xa lìa nhau, chỉ còn lại tiếng đàn ai oán của Huyền Cơ còn vang vọng.

Những bí ẩn cuộc đời nàng dần dần được tiết lộ.

Nhà văn TchyA (1908-1969)

Tên thật: Đái Đức Tuấn

Bút danh khác: Mai Nguyệt

Quê quán tại xã Quảng Chính, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.

Từng làm tham tá ở Nha học chính Đông Dương. Viết trên các báo Đông Tây, Nhật Tân, Tiểu thuyết thứ bảy, Phổ thông bán nguyệt san…

Bút danh TchyA được giải thích là chữ cái đầu của Tôi Chẳng Yêu Ai hoặc Tôi Chỉ Yêu Angèle.

Nổi tiếng với thể loại truyện truyền kỳ, mang nhiều màu sắc thần bí và định mệnh, điển hình là tiểu thuyết Thần hổ, Ai hát giữa rừng khuya…

5. Truyện Kinh Dị Việt Nam - Thần Hổ

“Lấy óc khoa học mà xét đoán, thì chuyện kể lại sau đây là một câu chuyện hoang đường. Nhưng ai đã từng đọc hết pho Liêu trai và bộ Truyền kỳ mạn lục, ai đã từng ngụ cư dăm bảy tháng trên các miền nước độc rừng thiêng, người ấy đọc truyện này ắt hẳn lấy làm thú vị, cho tôi không phải cố ý đặt ra một tiểu thuyết hão huyền. Phàm các truyện quái dị, huyền hoặc, có tự xưa đến nay, truyện nào cũng phát nguyên ở một hiện trạng – mắt tác giả đã thấy hoặc tai tác giả đã nghe – cũng do sự thực mà ra. Vẫn biết người viết truyện, tựa như cô ả thêu hoa dệt gấm, vẽ vời thêm cho ly kỳ, đẹp đẽ; song câu chuyện không phải chỉ toàn ở trong trí tưởng tượng của văn sĩ mà thôi. Cốt nó vẫn là một việc có thực. Việc đó nhiều khi bởi một trường hợp lạ lùng gây nên, một trường hợp ít người được trải, cho nên ta hay cho là vô lý, hoang đường.

Không phải tôi muốn cãi hộ cho Bồ Tùng Linh đâu, tôi chỉ muốn hiến cho các bạn một cảm giác khó chịu mà dễ chịu, êm ả mà rùng rợn, một cảm giác tương tự như thứ cảm giác ta thường có những khi, giữa quãng đêm khuya vắng lạnh, trùm chiếc mền bông lên tận cằm, ta chỉ hé cái đầu ra ngoài, nằm lắng tai chú ý nghe một ông già, một người bạn nhiều từng trải, kể lại những câu chuyện ma quỷ kinh hồn. Phần nhiều kẻ yếu bóng vía, hay sợ sệt, lại thích nghe chuyện rợn tóc gáy, nghe để rồi: bước ra sân phải có người đưa, nằm ngủ phải có người nằm bên cạnh, để rồi mùa bức cũng đắp chăn trùm kín mít, dẫu rằng mồ hôi đẫm ướt cả áo quần.

Câu chuyện sau đây nó sẽ có đặc tính là giống những truyện trong bộ Liêu trai hoặc pho Tình sử.

Ai là kẻ ghét truyện ma truyện quỷ, đọc đến câu này xin chớ đọc nốt quãng sau. Còn những người ưa được trải qua một vài phút bắt tâm hồn phải rung động cho đỡ buồn, nếu bạn là một nhân vật ra chỗ tối vắng cần phải có người đưa, xin bạn chớ đọc truyện này về buổi tối trước khi đi ngủ. Không nhẽ một tiểu thuyết ly kỳ tôi lại đang tâm đem chôn chặt dưới đáy tâm hồn tôi; tôi sẽ hối hận mãi mãi, sẽ tự thán mãi mãi về lòng tôi ích kỷ. Thiếu niên ta ngày nay đều xu hướng về khoa học, vì thế tôi tự nghĩ không nên tiêm vào tâm hồn bạn trẻ những thuyết vô lý, huyền hoặc, tôi dằn lòng giấu mãi chuyện này đi. Nhưng khốn nỗi ngọn bút hiếu sự của tôi, giờ đây, không cho tôi giữ bí mật của tôi lâu nữa.

Sau khi đã nói rõ ràng cốt truyện sắp kể, sau khi đã giao trước: “Tùy ai muốn xem thì xem!” tôi xin phép các bạn thuật nó lại, hiến cho những kẻ sợ ma, lại thích nghe chuyện ma, một vài giờ trằn trọc canh khuya, hồi hộp kinh khủng khi nghe tiếng con chuột con chạy rầm rầm trên ván gác.”

6. Truyện Kinh Dị Việt Nam - Truyện Đường Rừng

“Là một cây bút nổi tiếng trên văn đàn cả nước những năm ba mươi đầu thế kỷ XX, các sáng tác của Lan Khai (Lâm Tuyền Khách) đã sớm xuất hiện trên các tờ báo: Loa, Ngọ Báo, Đông Pháp, Đông Phương, Rạng Đông, Tiểu thuyết thứ Bảy, Ích Hữu, Phổ thông bán nguyệt san... Đồng hành với những cuốn tiểu thuyết về đường rừng, về tâm lý - xã hội và lịch sử, tác phẩm lý luận phê bình, các bài ký, các công trình sưu tầm văn học dân gian, những bản dịch, những tác phẩm hội họa, còn xuất hiện hàng loạt những truyện ngắn truyền kỳ và truyện cổ tích thần kỳ của Nhà văn đường rừng với các chủ đề và kiểu dạng khác nhau, đã góp phần vào cuộc cách tân thể loại văn học, để lại ấn tượng sâu đậm trong bạn đọc hơn tám thập niên qua.

Trong bộ sách Nhà văn hiện đại (1942), bên cạnh nhận định: “Lan Khai là lão tướng trong làng tiểu thuyết đang gắng tìm đường mới”, Vũ Ngọc Phan còn đưa ra nhận xét: “Lan Khai có cây bút tài tình để viết truyện ngắn. Không hiểu sao ông lại chỉ viết có tập Truyện đường rừng? Thật đáng tiếc!” Phải chăng cây bút “tài tình” này muốn dồn hết tâm lực để trở nên vị thế riêng trong nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại? Chỉ riêng trên 50 truyện ngắn cho thấy, đây là phần di sản phong phú của Lan Khai có thể tạo nên bức chân dung một nhà văn. Truyện truyền kỳ tập trung trong tập Truyện đường rừng (1940) đồng thời còn có những truyện truyền kỳ khác như Khảm Khắc, (1936), Người hóa Beo (1941) chưa in thành một tập riêng. Ngoài ra hoạt động sưu tầm của ông đã để lại những câu chuyện Cổ tích thần kỳ như Chử Lầu (1933), Nhả có (1933), Sự tích thày Mo (1935), Chất Khươi (1940), Mang Lung (1940) đều được hình thành trong nền văn học dân gian ở xứ sở sơn lâm từ Việt Bắc, Tây Bắc tới Tây Nguyên... Thế giới nghệ thuật trong Truyện truyền kỳ của Lan Khai rất phong phú, kết cấu linh hoạt đem đến nhiều cảm nhận mới về cuộc sống và nghệ thuật văn chương.

Truyện truyền kỳ (Truyện kỳ ảo) có tên Chuyện lạ đường rừng của Lan Khai ra đời từ đầu những năm 30, sau được tuyển lại trong tập Truyện đường rừng (1940) gồm 9 câu chuyện tiêu biểu: Người Lạ, Ma thuồng luồng, Con thuồng luồng nhà họ Ma, Con bò dưới Thủy tề, Đôi vịt con, Mũi tên dẹp loạn, Người hóa Hổ, Tiền mất lực, Gò Thần, đương thời được nhà văn Hoàng Tích Chu (1897-1933) đánh giá cao về quan niệm nghệ thuật mới. Mỗi câu chuyện là một bức tranh hòa quyện giữa yếu tố hiện thực và kỳ ảo về miền núi, hàm lượng hư thực khác nhau nhằm hướng tới nhu cầu giải trí. Đây là một thể tài đã có nguồn gốc trong văn học dân gian và văn học trung đại, văn học phương Tây, nhưng chưa có nhiều thành tựu mới trong văn học hiện đại Việt Nam. Lan Khai là cây bút đã kế thừa và sáng tạo các yếu tố hoang đường kỳ ảo của văn học dân tộc và văn học nước ngoài, tạo nên cái tên gọi Chuyện lạ đường rừng thuở đó đã thu hút nhiều bạn đọc. Nhà văn đã tạo ra thế giới nghệ thuật mới lạ góp phần làm đổi thay cách tiếp nhận truyền thống. Khi loại truyện truyền kỳ mới xuất hiện trên báo chí, ông đã vấp phải sự phản ứng của một số độc giả trên báo Rạng Đông, cho rằng: Nhà văn “giết người không gớm” và làm “rối trí” người đọc từ các Chuyện lạ đường rừng. Bằng tầm nhìn sâu rộng của một nhà nghiên cứu, trong cuốn Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã nêu ra cách nhìn mới: “Đọc Truyện Đường rừng của Lan Khai, ta không nên nghị luận về hư thực, không nên đứng vào mặt khoa học để bài bác; ta nên đọc với óc thơ mộng, pha chút huyền ảo của cổ nhân như khi đọc Liêu trai của Bồ Tùng Linh vậy!”. Các câu chuyện như Người Lạ, dựa vào tâm lý hoang tưởng về ma quỷ chốn sơn lâm, người viết dẫn người đọc đi xa hơn trong tưởng tượng; Ma Thuồng luồng gợi cảm giác về cuộc sống hỗn mang giữa người và thú thời cổ đại; Người hóa Hổ vẽ ra cảnh hoang sơ thần thoại; Đôi vịt con nói về giai thoại yểm bùa kỳ lạ; Con Thuồng luồng nhà họ Ma kể về lòng tốt của con người khiến loài vật biết đền ơn trả nghĩa; Con bò dưới Thủy tề cảnh báo về sức mạnh tiềm ẩn của thiên nhiên; Mũi tên dẹp loạn vẽ ra cảnh hoang sơ man rợ trong xứ sở sương mù; Tiền mất lực kể về bi kịch tình yêu nơi rừng thẳm; Gò Thần là câu chuyện tín ngưỡng mang tính ngụ ngôn: Ai coi thường cái thiêng liêng đều thất bại!... Bên cạnh những hình tượng kỳ bí là những bức tranh sinh động về phong tục tập quán miền rừng; những tai họa từ thiên nhiên do con người gây ra, gợi nên các vấn đề thiện, ác, tình yêu, hạnh phúc và phẩm giá con người...

Vừa dựa vào truyền tích dân gian vừa khéo léo tạo ra những cốt truyện gần gũi dân gian, những bức tranh vui chơi, ca hát, săn bắn, lao động, tình yêu, những trắc trở chia ly... với những điều kỳ bí của núi rừng, những góc khuất của tâm lý con người, Lan Khai đã dựng lên thế giới hình tượng: có nhân vật người thực, có nhân vật là thú hay nửa người nửa ma, nửa người nửa thú, thể hiện bằng bút pháp liên tưởng và gợi tả, so sánh ví von; sử dụng các yếu tố thời gian, không gian linh hoạt, cùng ngôn ngữ địa phương có tạo hình biểu cảm, gợi nên những hình tượng hư hư thực thực; trong thực có hư, trong hư có thực, để chinh phục người đọc bằng tưởng tượng, tạo nên một “kênh” tiếp nhận mới. Sự hòa trộn giữa tự nhiên với bất ngờ, bình thường với phi thường, khơi gợi trí tưởng tượng và tính hiếu kỳ của độc giả. Đọc Truyện đường rừng của Lan Khai cho ta thấy, sau những lời thuật lạnh lùng là một bầu tâm sự chứa chất những nỗi niềm căm uất khôn nguôi đối với cái ác, cái xấu và nỗi niềm thương cảm vô tận trước cái đẹp và cái thiện bị dập vùi. Mỗi câu chuyện ít nhiều đều để lại những ấn tượng khó quên trong bạn đọc. Đây là một tập truyện lý thú, sẽ đem đến cho bạn đọc những cảm nhận mới về một phần thành tựu sáng tác của một tài năng lớn đã cống hiến hết mình cho nghệ thuật.”

Hà Nội, Quý Xuân năm Nhâm Dần

7. Truyện Kinh Dị Việt Nam - Kho Vàng Sầm Sơn

“Vào khoảng năm 1934, ở bãi Sầm Sơn tỉnh Thanh Hoá phía Bắc Trung Kỳ, nhà nước có khám phá được một kho vàng chìm đắm dưới đáy bể.

Khi tài sản nghiệp lớn ấy lên mặt đất, người ta thấy có mấy trăm thỏi vừa vàng vừa bạc, hình chữ nhật dài độ non gang, trên thỏi nào cũng có khắc chữ (Ðức). Lại thấy rất nhiều tiền Cảnh Hưng và các thứ tiền Tầu, từ đời Vạn Lịch (Minh Thần Tôn) cho đến đời Càn Long (Thanh Cao Tôn).

Thiên hạ nhao nhao bàn tán về gốc tích kho vàng ấy, nhưng không ai biết rõ nguồn rễ nó từ đâu. Có kẻ bảo đó là vàng của hai anh em vua Thái Ðức nhà Tây Sơn lấy ở các kho trong thành Thăng Long rồi cho tải đi, trong khi kéo quân ở Bắc Hà về Nam. Vẫn biết rằng Nguyễn Nhạc lúc ở Thăng Long về, có sai người lấy hết cả kho tàng nhà Lê đem đi; nhưng đoàn quân của Nhạc và Huệ lúc ấy có mấy vạn hùng binh, có voi ngựa xe pháo, tất họ phải chuyển về bằng đường bộ, bên mình họ, cho chắc chắn; có lẽ nào lại dùng thuyền đi đường bể để đến nỗi bị đắm ở Sầm Sơn?

Xét trong lịch sử, khối vàng bạc kia ắt phải thuộc về đời Lê mạt. Nếu trong thời Lê quý, sản nghiệp đó không phải của hai anh em Tây Sơn thì chỉ còn là của Hữu quân Ðô đốc Nguyễn Hữu Chỉnh. Chỉnh bị Nguyễn Nhạc theo lời gièm pha của rể là Võ Văn Nhậm, bỏ một mình ở lại Bắc Hà, nên ngày hôm sau sợ quá, cho cả của cải lên thuyền, chạy theo về Nghệ. Chỉnh là người có mưu trí, không bao giờ đem vàng bạc ở bên người, phần sợ thuyền nặng khó đi nhanh, phần sợ bị cướp hại đến tính mạng. Thế tất Chỉnh phải giao tài sản cho con trông coi hộ, mình thì cưỡi thuyền nhẹ theo Nhạc về cho mau.

Cứ xem như thế, kho vàng kia tất là của Nguyễn Hữu Chỉnh. Dựa vào lời phỏng đoán có nhiều phần đúng sự thực ấy, tôi viết bộ truyện ly kỳ này, một là để tưởng nhớ lại một thời oanh liệt đã qua, hai là để hiến các bạn một thể truyện lịch sử mới.

Câu chuyện này hoàn toàn là một truyện dã sử, nhưng nó có liên lạc rất mật thiết với chính sử nước nhà. Có lắm đoạn, tôi phải chép gần đúng văn của ông Trần Trọng Kim, nhà làm sử cương trực và uyên bác đã soạn ra bộ “Việt Nam Sử lược”.

Những vật liệu tôi góp nhặt để xây đắp câu chuyện “kho vàng” này, nó không đúng hẳn với các việc chép trong chính sử đâu; song le, dù nó đúng hay không đúng, tôi cũng không quản ngại; tôi chỉ muốn dựa vào lịch sử để tạo ra một tiểu thuyết, có phải muốn dùng tiểu thuyết ấy để làm sống một thời lịch sử đâu?

Các bạn đọc truyện này, hãy nên lượng cho tôi chỗ đó. Cái cốt truyện hay, giãi bằng một thể văn không tẻ, đó là sở nguyện của tôi. Nếu bạn cho là tôi đã đạt được mục đích ấy, tôi tự lấy làm sung sướng lắm rồi. Một nhà văn còn đâu dám tự phụ mình cũng là một sử gia uyên bác?” (Ngày mùng hai tháng Tư năm Bính Dần) - TchyA

===================================

1. Truyện Kinh Dị Việt Nam - Vàng Và Máu

2. Truyện Kinh Dị Việt Nam - Ba Hồi Kinh Dị

3. Truyện Kinh Dị Việt Nam - Bên Đường Thiên Lôi

4. Truyện Kinh Dị Việt Nam - Ai Hát Giữa Rừng Khuya

5. Truyện Kinh Dị Việt Nam - Thần Hổ

6. Truyện Kinh Dị Việt Nam - Truyện Đường Rừng

7. Truyện Kinh Dị Việt Nam - Kho Vàng Sầm Sơn

zalo