Một cuốn sách phi thường cho bất kỳ ai háo hức tìm hiểu về những động lực ẩn giấu định hình nên cuộc sống của chúng ta Chúng ta đều là những người kể chuyện – chúng ta tạo nên những câu chuyện khiến cuộc sống của chúng ta ý nghĩa.
Một tuyển tập cảm động những cuộc gặp gỡ ngắn ngủi nhưng đầy riêng tư giữa một nhà phân tâm học và các bệnh nhân của ông, "Cuộc đời soi tỏ" tiết lộ nghệ thuật thấu hiểu có thể soi tỏ những trải nghiệm phức tạp, rối bời và rất “con người”. Và trên hết, những câu chuyện này chỉ cho chúng ta không chỉ cách để yêu bản thân mà còn cả cách để tìm thấy bản thân.
Nhận xét về cuốn sách Cuộc Đời Soi Tỏ - Chúng Ta Đánh Mất Và Tìm Thấy Chính Mình Như Thế Nào
Một cuốn sách phi thường cho bất kỳ ai háo hức tìm hiểu về những động cơ ẩn giấu định hình nên cuộc đời của chúng ta
Một tuyển tập cảm động những cuộc gặp gỡ ngắn ngủi nhưng đầy riêng tư giữa một nhà phân tâm học và các bệnh nhân của ông, Cuộc đời soi tỏ tiết lộ nghệ thuật thấu hiểu có thể làm sáng tỏ những trải nghiệm phức tạp, rối bời và rất "con người".
"Triết gia Simone Wel miêu tả cách hai tù nhân trong phòng giam liền kề học cách nói chuyện với nhau bằng cách gõ lên tường trong một thời gian dài. ‘Bức tưởng chính là thứ ngăn cách họ, nhưng nó cũng là phương tiện giao tiếp của họ, bà viết. ‘Mọi sự chia cắt đều là một kết nối. Cuốn sách này nói về bức tường đó. Về khát khao trò chuyện, thấu hiểu và được hiểu của chúng ta. Nó cũng là việc lắng nghe nhau, không chỉ là ngôn từ mà còn là khoảng trống giữa chúng. Những gì tôi miêu tả ở đây không diễn ra như một phép màu. Nó là một phần của đời sống hằng ngày – ta gõ, ta lắng nghe.” - Stephen Grozs
“Có những nét văn chương tương đồng với những tác phẩm thuyết phục nhất của Freud... Một cuốn sách sâu sắc được viết bằng ngôn từ đẹp đề về quá trình phân tích tâm lý và cách những nỗ lực của con người trong việc kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai phản ánh khả năng thay đổi của họ... Cuốn sách chắt lọc 25 năm kinh nghiệm làm việc của tác giả với tư cách một nhà phân tâm học và hơn 50.000 giờ trò chuyện thành một loạt các chương mỏng sắc như một sự kết hợp của Chekhov và Oliver Sacks.” - Michiko Kakutani, The New York Times