Tình yêu là thứ gì vừa dữ dội, vừa mong manh. Bao đời nay người ta đã đúc kết như vậy.
Cái khác thường trong tình yêu ở tiểu thuyết Đò Dọc là nhà văn Bình Nguyên Lộc đã đặt các nhân vật của mình trong hoàn cảnh hết sức trớ trêu: Cả mấy chị em gái của gia đình nọ đều đem lòng yêu một người.
Chỉ vì họ không còn có ai để yêu, khi phải sống ở một chốn quê quạnh quẽ mà họ là dân thành thị mới chuyển về. Bao nhiêu chuyện từ vui vẻ, đến khôi hài, rồi buồn giận cứ diễn ra, một cách tự nhiên, để rồi cuối cùng nỗi éo le lên đến đỉnh điểm khi lý trí không thể cầm cương mà thắng được. Bi kịch xảy đến khi các chị em gái vốn là con nhà gia giáo và rất mực thương yêu nhau lại phải đối đầu nhau.
Bình Nguyên Lộc đã lột tả hết cái không khí miền quê phảng lì buồn tẻ là nỗi ám ảnh của các cô gái, và nỗi chông chênh trong tâm hồn của chính họ.
Nhưng ta vẫn thấy lấp lánh những điều đẹp đẽ trong các trang văn của nhà văn bậc thầy, cho dẫu nỗi buồn hay tuyệt vọng có dâng cao đến đâu.
Lòng vị tha, mối trân trọng tình cảm gia đình vẫn là chiếc chìa khóa để mở tất cả các cánh cửa...