“Tại sao chúng ta cần phải biết điều này?” Hầu hết các học sinh đều từng hỏi câu này. Một câu hỏi khá phiền phức, tuy nhiên, đây là một phiên bản khác của một trong những câu hỏi quan trọng nhất trong giáo dục: Điều gì mới đáng học trong nhà trường?
Cuốn sách này sẽ cùng người đọc suy ngẫm về câu hỏi đó. Đây là một câu hỏi không có câu trả lời, nhưng với những thông tin và kiến thức được chia sẻ trong cuốn sách, các giáo viên, nhà quản lý, chuyên viên thiết kế chương trình giảng dạy, chính trị gia, phụ huynh và thậm chí cả học sinh, sinh viên cũng có thể tiến xa hơn, tới một chương trình giảng dạy thật sự chuẩn bị cho người học bước vào một thế giới phức tạp, luôn chuyển mình và đầy thử thách.
Xuyên suốt cuốn sách "Future Wise - Điều Gì Đáng Học Cho Tương Lai?", giáo sư Perkins giải thích các khái niệm chính, tiêu chí chương trình giảng dạy và kỹ thuật ưu tiên, để giáo viên có thể hướng học sinh đến những kiến thức quan trọng. Bằng cách tái hình dung chương trình giảng dạy, giáo viên có thể truyền đạt nhiều hơn cả các kỹ năng cơ bản, cũng như trau dồi tư duy phản biện và sáng tạo, các kỹ năng hợp tác, lãnh đạo và khởi nghiệp có giá trị sống và phát triển trong bất kỳ thời đại nào. Với trọng tâm mới, các nhà giáo dục có thể khuyến khích người học không chỉ nắm vững lý thuyết mà còn có thể liên kết chúng với các tình huống cuộc sống, giúp người học hiểu sâu hơn và hành động có ích hơn.
Theo giáo sư Perkins, những gì đã và đang được dạy trong trường ngày nay không tạo ra những công dân, công nhân, gia đình mà xã hội này muốn và cần. Các kỹ năng cơ bản về đọc, viết và làm tính, kể cả thuần thục đến đâu, vẫn chưa đủ. Chỉ khi tái hình dung những gì nền giáo dục đang dạy cho các học sinh, sinh viên ngày nay, chúng ta mới có thể định hướng cho lớp trẻ học những điều thật sự có giá trị sống.
Charles M. Reigeluth, Giáo sư danh dự, ngành Giáo dục, Đại học Indiana đánh giá: “Hiếm có cuốn sách nào lại có thể thay đổi cách xã hội nhìn nhận thế giới. Đây là một cuốn sách phải đọc, không chỉ dành cho những người làm giáo dục mà bất kỳ ai quan tâm đến giáo dục hoặc việc học tập trọn đời. David Perkins không nói cho người đọc biết nên học những gì mà đưa người đọc vào một hành trình làm rõ mục tiêu và những điều nên ưu tiên trong “việc học cả đời”, một hành trình khai sáng thật sự”
Đối tượng nên đọc cuốn sách "Future Wise - Điều Gì Đáng Học Cho Tương Lai? ":
Những nhà giáo dục, các thầy cô giáo và những nhà giáo dục học, những người quan tâm và nghiên cứu về giáo dục. Ngoài ra, học sinh sinh viên đang lựa chọn những môn học phù hợp với khả năng và mong muốn của bản thân để thi vào các trường Đại học, Cao Đẳng.
Trích đoạn sách "Future Wise - Điều Gì Đáng Học Cho Tương Lai?":
1. Những kiến thức lớn cung cấp nền tảng để học tập nâng cao. Kiến thức lớn vô cùng hữu ích khi học tập nâng cao. Chúng không chỉ trang bị nền tảng kiến thức ở cấp độ đại khái mà còn cung cấp thêm một điều nữa, đó là một bộ định dạng, có thể dễ dàng mở rộng theo chi tiết và phạm vi. Ví dụ: Nếu bạn đã biết một số khái niệm cơ bản về rủi ro, việc hiểu thêm về các bối cảnh rủi ro cụ thể, như khủng bố hoặc các cơn bão sẽ tương đối dễ dàng.
Học tập nâng cao trái ngược với học một lần và mãi mãi (học bây giờ và giữ kiến Thức đó trong đầu mãi mãi nhưng không phát triển nó). Phương pháp học một lần và mãi mãi rõ ràng phát huy rất ít những gì đã học. Việc học, cho dù là những kiến thức lớn, kiến thức mang tính lập trình sẵn hoặc chuyên môn trong các lĩnh vực, đều nên được thực hiện giống như việc gửi tiền vào ngân hàng để lấy lãi, chứ không phải là cất nó trong két sắt để bảo quản. Về vấn đề này, hai nhà khoa học giáo dục, John Bransford và Daniel Schwartz, đã đưa ra quan điểm về sự chuyển giao trong học tập, nhấn mạnh việc chuẩn bị cho học tập nâng cao: Khi ứng dụng được những gì mình vừa học, lợi tức đầu tư có giá trị nhất sẽ xuất hiện khi bạn lấy kiến thức đó làm nền tảng để học hỏi nhiều hơn nữa trong các tình huống trái ngược hoặc bất ngờ. Trường hợp này chính là ví dụ sát nhất cho học tập nâng cao.
2. Bên cạnh các phiên bản đổi mới của các bộ môn quen thuộc, kỉ nguyên đương đại còn thúc đẩy chúng ta tạo ra những môn học hoàn toàn mới mẻ. Một lĩnh vực cần được chú ý là tâm lý học và khoa học xã hội. Giáo dục tiền đại học điển hình ngày nay hầu như không đồng tình với quan điểm này. Điều này là dễ hiểu ở thời điểm cách đây năm mươi năm, nhưng ngày nay, ngành tâm lý học và khoa học xã hội đã trở nên phong phú với những hiểu biết cơ bản và định hướng thực tiễn quan trọng về kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập cộng đồng và thế giới. Đề xuất của Wiggins còn dành cho môn tâm lý học với sự chú trọng đặc biệt đến sức khỏe tâm thần, sự phát triển của trẻ em và mối quan hệ gia đình. Ở một số triển vọng khác, sự hiểu biết về hành vi trong và ngoài cộng đồng còn giúp làm sáng tỏ đặc tính của xung đột trên quy mô từ các băng nhóm đô thị đến những cuộc chiến tranh quốc tế. Khoa học thần kinh cho thấy các cơ chế cốt lõi của bệnh trầm cảm trong mối quan hệ giữa những đường lối tiêu cực, trong đó một số người miêu tả cuộc sống và thế giới của họ cho chính họ và các phản ứng hệ lụy xuất hiện trong hệ viền (hệ limbic) và hệ thần kinh thực vật.
Là giáo sư nghiên cứu chuyên ngành Giảng dạy và Học tập tại Cao học Harvard. Sau khi về hưu, ông trở thành thành viên sáng lập và đồng giám đốc cao cấp của Dự án Havard Project Zero, một viện nghiên cứu và phát triển tại cao học.