Cuốn sách mở ra vào một chiều mùa hè 1967 và tạm khép lại vào đêm mở màn của chiến dịch Mậu Thân 1968.
Cuốn truyện của một nhà văn, một người lính vừa bước ra khỏi một cuộc chiến tàn khốc với những ký ức và cảm xúc còn gần như nguyên vẹn, đau thương mà hào hùng, về những người dân Sa Kỳ, về Đội thiếu niên Tiền phong mật Sa Kỳ - những Lượng, Tuân, Tư, Bính, những đứa trẻ của xóm Gành, xóm Bãi, xóm Mồ Côi trên vùng đất Quảng Ngãi bất khuất.
“Nếu bây giờ có ai hỏi Đàm vì sao nửa triệu quân chủ lực viễn chinh Mỹ đổ vô miền Nam mà chúng ta không bị bật khỏi đồng bằng, thì để thay cho câu trả lời, anh sẽ nói với họ về Sa Kỳ, về Bính, về Tuân…”
“Có lẽ ít có nhà văn Việt Nam nào sống cuộc đời thăng trầm, lận đận như Bùi Minh Quốc, và cũng ít người nổi tiếng như ông, nổi tiếng cả con người lẫn tác phẩm... Có lẽ, ông đã tự dựng cho mình một đài kỷ niệm ngay từ bài thơ đầu tiên, Lên miền Tây...”
Sinh năm 1940 tại Hà Tây, trong chiến tranh, tham gia lực lượng Văn nghệ giải phóng, chiến đấu tại các chiến trường Quảng Đà, Quảng Nam, Quảng Ngãi từ 1967 đến 1975 với bút danh Dương Hương Ly.
Từ 1987 ông sống và viết tại Đà Lạt.
Tác phẩm chính:
- Bé Ly và chú công nhân chữa điện (truyện thiếu nhi, 1959)